Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 01/07/2017

Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Hồ Nguyệt Nga, hiện tại đang là sinh viên. Cho tôi hỏi, các cơ quan nào thuộc lực lượng cảnh sát biển thì được tiến hành hoạt động điều tra hình sự? Tôi có thể tìm hiểu thông tin tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn!

Hồ Nguyệt Nga (nguyetnga*****@gmail.com)

    • Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra được quy định tại Khoản 4 Điều 9 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018. Cụ thể là:

      Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra gồm có Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển; Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển; Cục Nghiệp vụ và pháp luật; Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy; Hải đoàn; Hải đội; Đội nghiệp vụ.

      Ngoài các cơ quan có thẩm quyền điều tra các vụ án hình sự thuộc hệ thống cơ quan điều tra hình sự thì để tạo điều kiện phát hiện, đấu tranh, trấn áp kịp thời các loại tội phạm. Pháp luật cho phép các cơ quan đặc thù được tiến hành một số hoạt động điều tra trong vụ án hình sự trên phạm vi quản lý như Bộ đội biên phòng, cơ quan Hải quan, cơ quan Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, cơ quan Kiểm ngư, các cơ quan khác (ngoài Cơ quan điều tra) trong Công an nhân dân, cơ quan khác (ngoài Cơ quan điều tra) trong Quân đội nhân dân.

      Trong đó, lực lượng Cảnh sát biển là lực lượng vũ trang nhân dân, là lực lượng quân sự chuyên trách thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam. Do đó, cơ quan Kiểm lâm có nghĩa vụ phải kịp thời phát hiện, đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm về buôn lậu; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; gây ô nhiễm môi trường; vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại; vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường; hủy hoại nguồn lợi thủy sản; tàng trữ, vận chuyển, mua bán, chiếm đoạt trái phép chất ma túy, tiền chất, dụng cụ sản xuất trái phép chất ma túy; vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường thủy; cản trở giao thông đường thủy; chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; điều khiển phương tiện hàng hải vi phạm các quy định về hàng hải của Việt Nam; phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ,chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, chất cháy, chất độc; vi phạm quy chế về khu vực biên giới, về xuất cảnh, nhập cảnh, ở lại Việt Nam trái phép; tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.

      Lực lượng cảnh sát biển được tiến hành hoạt động điều tra đối với các trường hợp ít nghiêm trọng. Đối với các trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì thực hiện những thao tác, thủ tục sơ bộ ban đầu, sau đó phải chuyển cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết.

      Lực lượng Cảnh sát biển được tổ chức thành nhiều bộ phận cơ quan, cấp cơ quan khác nhau như Bộ tư lệnh Cảnh sát biển, Vùng cảnh sát biển, Hải đoàn Cảnh sát biển, Cụm trinh sát, Cụm đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Trung tâm thông tin Cảnh sát biển, Trung tâm huấn luyện Cảnh sát biển. Tuy nhiên, chỉ một số cơ quan sau đây được pháp luật cho phép tiến hành một số hoạt động điều tra vụ án hình sự trong phạm vi quản lý, cụ thể:

      - Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển thực hiện thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

      - Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển thực hiện chức năng quản lý an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm chấp hành pháp luật tại vung biển và thềm lục địa do mình quản lý như: Vùng Cảnh sát biển 1 (Quảng Ninh đến Quảng Trị); Vùng Cảnh sát biển 2 (Quảng Trị đến Bình Định); Vùng Cảnh sát biển 3 (Bình định đến Trà Vinh); Vùng Cảnh sát biển 1 (Trà Vinh đến Kiên Giang).

      - Cục Nghiệp vụ và pháp luật thực hiện tốt nhiệm vụ phối hợp tuần tra xử lý vi phạm pháp luật biển, đảo;

      - Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thực hiện phối hợp với lực lượng phòng, chống ma túy các tỉnh miền Trung nhằm đấu tranh, ngăn chặn, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm ma túy, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên các tuyến biên giới, bờ biển, hải đảo của Tổ quốc...

      - Hải đoàn; Hải đội; Đội nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ tuần tra bờ biển,...

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn