Các trường hợp chấm dứt phong tỏa tài khoản của người bị thi hành án dân sự

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 24/09/2018

Theo như tôi được biết thì pháp luật có quy định về biện pháp phong tỏa tài sản của người bị thi hành án dân sự để ngăn chặn việc tẩu tán tiền trong tài khoản của người phải thi hành án. Vậy cho tôi hỏi, trường hợp đã phong tỏa tài sản của người bị thi hành án thì trong các trường hợp nào thì biện pháp phong tỏa tài khoản sẽ bị chấm dứt?

    • Theo quy định hiện nay thì phong tảo tài khoản là một biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự. Việc phong tỏa tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ được thực hiện trong trường hợp người phải thi hành án có tài khoản, tài sản gửi giữ.

      Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản của người bị thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của pháp luật.

      Trong một số trường hợp cụ thể thì việc phong tỏa tài khoản của người bị thi hành án dân sự sẽ bị chấm dứt theo quyết định của Chấp hành viên.

      Theo đó, theo quy định tại Khoản 1 Điều 77 Luật Thi hành án dân sự 2008' onclick="vbclick('14115', '262471');" target='_blank'>Khoản 1 Điều 77 Luật Thi hành án dân sự 2008 thì việc phong toả tài khoản được chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

      1. Người phải thi hành án đã thi hành xong nghĩa vụ thi hành án;

      2. Cơ quan, tổ chức đã thực hiện xong yêu cầu của Chấp hành viên về khấu trừ tiền trong tài khoản của người phải thi hành án;

      3. Có quyết định đình chỉ thi hành án của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự. Các trường hợp đình chỉ bao gồm:

      - Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;

      - Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;

      - Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

      - Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 của Luật Thi hành án dân sự 2008;

      - Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;

      - Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án;

      - Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;

      - Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc đã thành niên.

      Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn