Cần bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 01/03/2022

Cần bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên? Em mới tốt nghiệp trình độ đại học, em rất thích nghề trọng tài viên. Em muốn biết cần bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên? Quyền, nghĩa vụ của trọng tài viên như thế nào?

    • Cần bao nhiêu năm kinh nghiệm để được làm trọng tài viên?

      Căn cứ Điều 20 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về tiêu chuẩn trọng tài viên như sau:

      1. Những người có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể làm Trọng tài viên:

      a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật dân sự;

      b) Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;

      c) Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu nêu tại điểm b khoản này, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.

      2. Những người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trọng tài viên:

      a) Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên, Chấp hành viên, công chức thuộc Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án;

      b) Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.

      3. Trung tâm trọng tài có thể quy định thêm các tiêu chuẩn cao hơn tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này đối với Trọng tài viên của tổ chức mình.

      Như vậy, theo quy định như trên, để được làm trọng tài viên bạn cần phải có từ 5 năm kinh nghiệm làm việc thực tế trở lên hoặc là chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

      Quyền, nghĩa vụ của trọng tài viên

      Quyền, nghĩa vụ của trọng tài viên được quy định tại Điều 21 Luật này như sau:

      1. Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.

      2. Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.

      3. Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.

      4. Được hưởng thù lao.

      5. Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

      6. Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.

      7. Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn