Chi nhánh có đương nhiên là đương sự tham gia tố tụng không?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 25/11/2019

Chi nhánh của pháp nhân có được tham gia tố tụng tại vụ án dân sự không? Giám đốc chi nhánh có thể tham gia tố tụng không? 

    • Mời tham khảo bài viết sau: Chi nhánh có phải là pháp nhân của công ty?

      => Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc pháp nhân, không phải là pháp nhân. Chi nhánh có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

      Đồng thời, căn cứ Điều 87 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

      "Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân

      1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân."

      Người đại diện bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền theo quy định tại Điều 137, Điều 138 Bộ luật dân sự 2015. Trong đó:

      Điều 137 Bộ luật dân sự 2015 quy định Đại diện theo pháp luật của pháp nhân như sau:

      "1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm:

      a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ;

      b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật;

      c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án."

      Khoản 1 Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 quy định đại diện theo ủy quyền

      "Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự."

      Như vậy, trường hợp này pháp nhân chỉ có thể ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh thực hiện giao dịch dân sự. Theo đó, pháp nhân chịu trách nhiệm về những gì người đại diện theo ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền theo Khoản 2 Điều 567 Bộ luật dân sự 2015.

      Ngoài ra, căn cứ Điều 69 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự

      "1. Năng lực pháp luật tố tụng dân sự là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng dân sự do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng dân sự như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

      2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.
      ...
      7. Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng."

      Như vậy, chi nhánh, giám đốc chi nhánh không thể tự mình tham gia quan hệ pháp luật tố tụng mà có thể tham gia khi được pháp nhân và người đứng đầu pháp nhân ủy quyền.

      Trên đây là nội dung hỗ trợ.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn