Chứng cứ trong vụ án tranh chấp về lãi suất cho vay? Nội dung ghi âm lén có dùng làm chứng cứ được không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/04/2022

Tin nhắn điện thoại có phải là chứng cứ không? Chứng cứ trong vụ án tranh chấp về lãi suất cho vay? Nội dung ghi âm lén có dùng làm chứng cứ được không?

    • Tin nhắn điện thoại có phải là chứng cứ không?

      Tin nhắn điện thoại có phải là chứng cứ không? Tôi có cho 1 người bạn vay 40.000.000 đồng. Tôi không có giấy tờ gì, chỉ có tin nhắn điện thoại ghi nhận lại nội dung là tôi cho vay 40.000.000 đồng. Tôi có ra ngân hàng chuyển khoản cho người này. Vậy tôi có lấy lại được tiền không? Nếu được, trình tự thủ tục như thế nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập. Chân thành cảm ơn!

      Trả lời:

      Tin nhắn điện thoại nếu không qua các thủ thuật gian lận, chỉnh sửa thì vẫn được xem là chứng cứ.

      Căn cứ Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

      “Điều 94. Nguồn chứng cứ

      Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

      1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

      2. Vật chứng.

      3. Lời khai của đương sự.

      4. Lời khai của người làm chứng.

      5. Kết luận giám định.

      6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

      7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

      8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

      9. Văn bản công chứng, chứng thực.

      10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.”

      Căn cứ Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự 2015:

      "Điều 95. Xác định chứng cứ

      1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

      2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

      3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

      4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

      5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

      6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

      7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

      8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

      9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

      10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

      11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định."

      Như vậy, theo quy định về chứng cứ, chiếc điện thoại thể hiện nội dung vay nợ cũng có thể được coi là một chứng cứ trong vụ án dân sự. Ngoài ra, bạn có thể cung cấp thêm chứng từ, hóa đơn từ phía ngân hàng liên quan đến việc chuyển khoản của bạn.

      *Để khởi kiện người vay tiền bạn, bạn làm hồ sơ khởi kiện gồm giấy tờ sau đây:

      - Đơn khởi kiện

      - Đoạn nội dung tin nhắn

      - Hóa đơn thể hiện bạn chuyển tiền cho người kia

      - Bản sao chứng minh thư nhân dân có chứng thực của bạn

      - Bản sao sổ hộ khẩu gia đình có chứng thực

      *Thẩm quyền giải quyết: Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay tiền đang cư trú.

      *Thời hạn giải quyết: 4 tháng đến 6 tháng.

      Trên đây là quy định về chứng cứ là tin nhắn. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

      Chứng cứ trong vụ án tranh chấp về lãi suất cho vay

      Chứng cứ trong vụ án tranh chấp về lãi suất cho vay được quy định như thế nào? Tôi có làm việc cho 1 ngân hàng, trong thời gian làm việc công ty có cho tôi vay tín chấp 60 triệu thời hạn 5 năm. Sau đó tôi nghỉ việc, ngân hàng có đưa tôi tờ giấy thanh lý nội dung trả tiền lương tháng cuối cùng tôi làm việc. Khoảng thời gian sau tôi chưa trả khoản nợ vay ngân hàng, ngân hàng có thông báo cho tôi chỉ trả nợ gốc (email và tờ thông báo có chữ ký và đóng mộc của ngân hàng), và ngân hàng đã khởi kiện ra tòa. Sau đó tôi có ký thỏa thuận là trả nợ gốc và trả 50% nợ phạt trong vòng 2 tháng. Tôi đã trả nợ gốc và ngân hàng rút đơn kiện. Nếu tôi không trả lãi phạt thì ngân hàng khởi kiện, lúc đó tôi đưa bằng chứng là email mà ngân hàng chỉ yêu cầu tôi trả nợ gốc thì khả quan không? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập. Chân thành cảm ơn!

      Trả lời:

      Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015' onclick="vbclick('4879D', '363293');" target='_blank'>Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 khi quy định về chứng cứ được ghi nhận như sau:

      “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự”.

      Bạn nói, ngân hàng có gửicho bạn một email và tờ thông báo có chữ ký và đóng mộc của ngân hàng ghi nhận là bạn chỉ cần trả tiền gốc vay cho ngân hàng bạn hoàn toàn có quyền đưa tình tiết này lên tòa án để tòa xem xét email và tờ thông báo của ngân hàng có được coi là chứng cứ của vụ án này hay không. Và khi là chứng cứ thì nó có tác dụng như thế nào đến việc giải quyết vụ án.

      Theo Điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự đã quy định về trường hợp xác định chứng cứ

      “1. Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

      2. Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

      3. Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

      4. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

      5. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.

      6. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

      7. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

      8. Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

      9. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

      10. Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

      11. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.”.

      Dựa vào những quy định này tòa án sẽ xem xét tài liệu mà bạn đã gửi cho bên tòa để xem xét liệu có thể dựa vào đó để đưa ra rằng bạn chỉ cần trả tài sản gốc cho ngân hàng hay không.

      Trên đây là quy định về chứng cứ trong tranh chấp lãi suất cho vay. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

      Nội dung ghi âm lén có dùng làm chứng cứ được không?

      Nội dung ghi âm lén có dùng làm chứng cứ được không? Tôi thường ghi âm những cuộc trao đổi quan trọng giữa mình và đối tác làm ăn. Tôi muốn biết khi xảy ra việc phải nhờ đến toà giải quyết, tôi có thể sử dụng nội dung ghi âm này là bằng chứng bảo vệ mình hay không? Mong nhận được tư vấn từ Ban biên tập. Chân thành cảm ơn!

      Trả lời:

      Theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, chứng cứ phải được thu thập từ các nguồn sau:

      1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

      2. Vật chứng.

      3. Lời khai của đương sự.

      4. Lời khai của người làm chứng.

      5. Kết luận giám định.

      6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

      7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

      8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

      9. Văn bản công chứng, chứng thực.

      10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

      Như vậy, tài liệu nghe được như băng ghi âm có thể là một nguồn để thu thập chứng cứ. Tuy nhiên, để có thể sử dụng băng ghi âm làm chứng cứ phải đáp ứng điều kiện về xác định chứng cứ quy định tại Khoản 2 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

      Như vậy, đoạn băng ghi âm cuộc trao đổi giữa bạn và đối tác làm ăn chỉ được coi là chứng cứ khi bạn xuất trình được kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc ghi âm. Ví dụ như: Biên bản làm việc về nội dung cụ thể được ghi âm trong băng ghi âm có chữ ký đầy đủ của 2 bên; văn bản xác nhận bạn và đối tác làm ăn có gặp mặt thời điểm bạn ghi âm; bạn và đối tác có lịch làm việc cùng nhau….

      Điều quan trọng nữa là đối tác của bạn phải thừa nhận giọng nói trong đoạn băng ghi âm là của họ hoặc cơ quan giám định có kết luận xác nhận giọng nói trong đoạn băng ghi âm là của đối tác.

      Từ phân tích trên có thể thấy, để được tòa án chấp nhận băng ghi âm của bạn là chứng cứ của vụ án thì đoạn băng ghi âm đó phải đáp ứng được các điều kiện trên, nếu không chỉ được xem là tài liệu có liên quan, có giá trị tham khảo chứ không có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

      Trên đây là quy định về việc sử dụng băng ghi âm lén dùng làm chứng cứ. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn