Có được hỏi cung bị can tại nhà không? Điều tra viên có thể sửa lại câu từ trong lời khai của bị can?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/02/2022

Xin hỏi là, có được hỏi cung bị can tại nhà không? Có thể viết ngắn bớt chữ trong lời khai của bị can không? Chú tôi bị tình nghi trộm xe máy nên bị công an xuống lấy lời khai. Tuy nhiên, việc hỏi cung này lại được tiến hành tại nhà. Vậy trong trường hợp hỏi cung tại nhà thì có đúng quy định pháp luật không? Trong lúc hỏi cung thì chú tôi có sử dụng câu từ lủng củng và được điều tra viên có thể sửa lại câu từ. Vậy thì  của bị can không

    • Có được hỏi cung bị can tại nhà?

      Căn cứ Điều 183 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015' onclick="vbclick('487B4', '360053');" target='_blank'>Điều 183 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định về việc hỏi cung bị can như sau:

      1. Việc hỏi cung bị can do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó. Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên tham gia việc hỏi cung bị can.

      2. Trước khi tiến hành hỏi cung lần đầu, Điều tra viên phải giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 60 của Bộ luật này. Việc này phải ghi vào biên bản.

      Trường hợp vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can viết bản tự khai của mình.

      3. Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

      4. Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp khác khi xét thấy cần thiết. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

      5. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên bức cung, dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

      6. Việc hỏi cung bị can tại cơ sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

      Việc hỏi cung bị can tại địa điểm khác được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh theo yêu cầu của bị can hoặc của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

      Như vậy, theo quy định hiện hành thì hoàn toàn có thể hỏi cung bị can tại nơi ở của bị can. Do đó, việc cơ quan điều tra thực hiện việc hỏi cung chú của bạn tại nhà là không sai quy định. Tuy nhiên, trước khi hỏi cung điều tra viên sẽ phải giải thích cho chú bạn về quyền và nghĩa vụ.

      Có thể viết ngắn bớt chữ trong lời khai của bị can không?

      Theo Điều 184 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về biên bản hỏi cung bị can như sau:

      1. Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.

      Biên bản hỏi cung bị can được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này; phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.

      2. Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó.

      3. Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.

      Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.

      4. Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì biên bản được thực hiện theo quy định của Điều này. Biên bản hỏi cung bị can được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án.

      Theo đó, mọi lần hỏi cung bị can đều sẽ phải lập biên bản và biên bản này sẽ không được tự ý cắt bớt, thêm nội dung lời khai. Tuy nhiên, theo quy định không cấm việc thay đổi lời khai nên có sự đồng ý của bị can, do đó trong trường hợp lời khai có câu từ lủng củng khi đó điều tra viên có thể hỏi ý kiến bị can để chỉnh lại câu từ vẫn có thể chấp nhận.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn