Có được nhờ luật sư bảo vệ trong một vụ việc dân sự hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 17/08/2022

Có được nhờ luật sư bảo vệ trong một vụ việc dân sự hay không? Những vụ việc dân sự mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết? Quy định chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác như thế nào?

    • Có được nhờ luật sư bảo vệ trong một vụ việc dân sự hay không?

      Tôi có được nhờ luật sư bảo vệ trong một vụ việc dân sự không? Tôi bị một đối tượng xấu gây chuyện, từ không thành có, người đó đã kiện tôi lên tòa án Biên Hòa. Mặc dù tôi biết mình không có tội nhưng tôi cũng muốn thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình. Tôi có thể làm như vậy không? Ngưu Ngưu, Biên Hòa.

      Trả lời:

      Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

      Theo đó, việc bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định như sau:

      1. Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

      2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.

      3. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.

      4. Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.

      (Điều 9 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

      Do đó, bạn hoàn toàn có thể thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi của mình trong trường hợp này nhé!

      Những vụ việc dân sự mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết?

      Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những vụ việc dân sự nào? Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện không? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

      Trả lời:

      Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

      Theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

      a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

      b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015;

      c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

      Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

      (Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

      Quy định chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác như thế nào?

      Chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác được quy định như thế nào? Tôi đã nộp đơn khởi kiện ở Tòa án huyện, nhưng tôi nghe nói trường hợp của tôi không thuộc phạm vi giải quyết của Tòa án huyện và sẽ được chuyển cho Tòa án khác giải quyết. Tôi rất hoang mang về vấn đề này. Tôi muốn hỏi việc chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Mong Ban biên tập Thư Ký Luật trả lời giúp tôi. Xin cám ơn!

      Trả lời:

      Nội dung mà bạn hỏi liên quan tới chuyển vụ việc dân sự cho Tòa án khác được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

      Theo đó, vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

      Đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.

      (Khoản 1 Điều 41 Bộ luật tố tụng dân sự 2015)

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn