Có được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền tố cáo không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/03/2022

Theo quy định pháp luật hiện hành thì có được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền tố cáo không? Thời hạn giải quyết tố cáo được quy định ra sao? Mong sớm nhận hồi đáp. 

    • Có được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền tố cáo không?
      (ảnh minh họa)
    • Có được ủy quyền cho người khác thực hiện quyền tố cáo không?

      Tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo, có quy định:

      Điều 9. Thụ lý tố cáo, thông báo việc thụ lý tố cáo

      1. Trước khi thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo tự mình hoặc giao cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Trường hợp người tố cáo không cư trú tại địa bàn quản lý hoặc gặp khó khăn trong việc xác minh thì người giải quyết tố cáo có thể ủy quyền cho cơ quan nhà nước ngang cấp hoặc cơ quan nhà nước cấp dưới xác minh thông tin cần thiết phục vụ việc ra quyết định thụ lý tố cáo. Việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Tố cáo. Quyết định thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

      2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo cho người tố cáo và thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo biết. Thông báo việc thụ lý tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 05, thông báo về nội dung tố cáo cho người bị tố cáo thực hiện theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

      => Như vậy, theo quy định nêu trên thì luật không có quy định về trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện việc tố cáo.

      Thời hạn giải quyết tố cáo được quy định ra sao?

      Tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định 31/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật tố cáo, có quy định:

      - Thời hạn giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Tố cáo. Việc gia hạn giải quyết tố cáo được áp dụng đối với vụ việc phức tạp và đặc biệt phức tạp theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 30 Luật Tố cáo.

      - Vụ việc phức tạp là vụ việc có một trong các tiêu chí sau đây:

      + Tố cáo về một nội dung nhưng phải xác minh từ 02 địa điểm trở lên;

      + Tố cáo có từ 02 nội dung phải xác minh trở lên;

      + Nhiều người tố cáo về cùng một nội dung hoặc nội dung tố cáo liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người;

      + Tố cáo có yếu tố nước ngoài: người tố cáo ở nước ngoài hoặc là người nước ngoài; hành vi bị tố cáo xảy ra ở nước ngoài; nội dung tố cáo phải xác minh ở nước ngoài;

      + Nội dung tố cáo liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều cơ quan, tổ chức;

      + Các cơ quan, tổ chức có liên quan trong quá trình giải quyết tố cáo còn ý kiến khác nhau;

      + Có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn.

      - Vụ việc đặc biệt phức tạp là vụ việc có từ 02 tiêu chí trở lên được quy định tại khoản 2 Điều này.

      - Việc gia hạn giải quyết tố cáo phải được thực hiện bằng quyết định của người giải quyết tố cáo, được gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Tố cáo. Quyết định gia hạn giải quyết tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

      Trân trọng.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn