Có phải chứng minh không mua bán dâm khi bị kiểm tra tại nhà nghỉ hay không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/05/2022

Có phải chứng minh không mua bán dâm khi bị kiểm tra tại nhà nghỉ không? Các trường hợp công an được kiểm tra nhà nghỉ, khách sạn là những trương hợp nào? Nếu có công an tới kiểm tra và nghi ngờ có hành vi mua dâm thì tôi và bạn gái có trách nhiệm phải chứng minh bản thân không mua bán dâm khi đi nhà nghỉ hay không? Xin cám ơn!

    • Có phải chứng minh không mua bán dâm khi bị kiểm tra tại nhà nghỉ không?

      Căn cứ Điểm đ, khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012' onclick="vbclick('22DAE', '364827');" target='_blank'>Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính như sau:

      đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

      Căn cứ Điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về xác định sự thật của vụ án như sau:

      Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.

      Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.

      Như vậy, khi bị công an vào kiểm tra hành vi mua, bán dâm tại nhà nghỉ, khách sạn thì bạn không có nghĩa vụ chứng minh mình không có hành vi mua bán dâm, mà chứng minh là quyền của bạn; nghĩa vụ chứng minh có hành vi mua, bán dâm thuộc về cơ quan có thẩm quyền.

      Khi công an vào kiểm tra hành chính thì bạn và bạn gái cần xuất trình đầy đủ giấy tờ tùy thân, cũng như đưa ra một số thông tin về họ tên của nhau, nghề nghiệp, quê quán, nơi ở… để chứng minh hai bạn có thật sự quen biết; không phải dùng tiền hay lợi ích vật chất để đổi lấy việc giao cấu.

      Các trường hợp công an được kiểm tra nhà nghỉ

      Kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn là kinh doanh dịch vụ lưu trú. Theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020' onclick="vbclick('4E61B', '364827');" target='_blank'>Luật Đầu tư 2020 thì kinh doanh dịch vụ lưu trú là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

      Điều 50 Nghị định 96/2016/NĐ-CP' onclick="vbclick('4D04D', '364827');" target='_blank'>Điều 50 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định việc kiểm tra đối với việc kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn như sau:

      1. Cơ quan Công an có thẩm quyền thực hiện kiểm tra, thanh tra toàn diện việc chấp hành các quy định về an ninh, trật tự đối với cơ sở kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo phương thức định kỳ không quá một lần trong một năm hoặc đột xuất.

      Việc kiểm tra, thanh tra đột xuất chỉ được thực hiện khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân về vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh; phục vụ tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền.

      2. Nội dung kiểm tra, thanh tra:

      a) Kiểm tra, thanh tra các giấy tờ trong hồ sơ pháp lý; nội dung kinh doanh ghi trong Giấy phép, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp cho cơ sở kinh doanh với thực tế của cơ sở đang hoạt động;

      b) Kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Nghị định này và các quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

      c) Kiểm tra người và phương tiện, sản phẩm kinh doanh, dịch vụ liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh theo quy định của pháp luật;

      Kết thúc kiểm tra, thanh tra phải lập biên bản (theo mẫu quy định thống nhất của Bộ Công an) ghi rõ kết quả và tồn tại hoặc vi phạm (nếu có).

      3. Thẩm quyền kiểm tra, thanh tra:

      a) Cơ quan Công an cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và trực tiếp quản lý cơ sở kinh doanh có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra định kỳ hàng năm hoặc đột xuất;

      b) Các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an các cấp chỉ được tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh trên địa bàn quản lý khi phát hiện cơ sở kinh doanh có vi phạm hoặc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự cần phải xử lý ngay; có đơn khiếu nại, tố cáo của tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến an ninh, trật tự trong cơ sở kinh doanh trên địa bàn do mình quản lý. Sau khi kiểm tra phải có văn bản thông báo kết quả kiểm tra và xử lý vi phạm (nếu có) cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự cho cơ sở kinh doanh đó;

      c) Công an các cấp theo chức năng, nhiệm vụ được giao khi có yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị, tăng cường bảo vệ an ninh, trật tự cần tiến hành kiểm tra đột xuất thì phải được thủ trưởng cơ quan Công an từ cấp huyện trở lên phê duyệt bằng văn bản hoặc có văn bản chỉ đạo của Công an cấp trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn