Có thể ủy thác cho cơ quan khác thu thập tài liệu, chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/04/2022

Có thể ủy thác cho cơ quan khác thu thập tài liệu, chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh không? Trách nhiệm bảo quản chứng cứ không được giao nộp tại cơ quan tố tụng cạnh tranh như thế nào? Công ty B có trụ sở nước ngoài tham gia tố tụng cạnh tranh ở Việt Nam, trong quá trình tố tụng do thấy chứng cứ không do công ty B cung cấp cho Uỷ ban không đầy đủ thì Uỷ ban có thể ủy thác cho cơ quan cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài thu thập tài liệu, chứng cứ trong vụ việc cho Uỷ ban cạnh tranh Quốc gia được không?

    • Có thể ủy thác cho cơ quan khác thu thập tài liệu, chứng cứ trong tố tụng cạnh tranh không?

      Căn cứ Điều 22 Nghị định 35/2020/NĐ-CP quy định về ủy thác thu thập tài liệu, chứng cứ như sau:

      1. Trong quá trình xử lý vụ việc cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia có thể ra quyết định ủy thác để cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này lấy lời khai của người tham gia tố tụng hoặc các biện pháp khác để thu thập tài liệu, chứng cứ, xác minh tình tiết của vụ việc cạnh tranh.

      2. Trong quyết định ủy thác phải ghi rõ tên, địa chỉ của người tham gia tố tụng và những công việc cụ thể ủy thác để thu thập tài liệu, chứng cứ.

      3. Trường hợp việc thu thập tài liệu, chứng cứ phải tiến hành ở nước ngoài thì theo yêu cầu của Thủ trưởng Cơ quan Điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia làm thủ tục ủy thác thông qua cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về vấn đề này hoặc thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái với pháp luật Việt Nam, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

      4. Trường hợp không thực hiện được việc ủy thác theo quy định tại khoản 1 Điều này hoặc đã thực hiện việc ủy thác nhưng không nhận được kết quả trả lời thì Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh xử lý vụ việc cạnh tranh trên cơ sở các thông tin, chứng cứ đã có trong hồ sơ vụ việc.

      Theo đó, Uỷ ban cạnh tranh Quốc gia có thể ủy thác cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ vụ việc cạnh tranh phù hợp với pháp luật quốc tế và quy định với pháp luật Việt Nam.

      Trách nhiệm bảo quản chứng cứ không được giao nộp tại cơ quan tố tụng cạnh tranh

      Theo quy định tại Điều 23 Nghị định 35/2020/NĐ-CP về bảo quản chứng chứ như sau:

      1. Trường hợp chứng cứ đã được giao nộp tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chịu trách nhiệm bảo quản.

      2. Trường hợp chứng cứ không thể giao nộp được tại Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh thì người đang lưu giữ chứng cứ đó có trách nhiệm bảo quản.

      3. Trường hợp cần giao chứng cứ cho người thứ ba bảo quản, Thủ trưởng Cơ quan điều tra vụ việc cạnh tranh, Hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh ra quyết định và lập biên bản giao cho người đó bảo quản. Người nhận bảo quản phải ký tên vào biên bản, được hưởng thù lao và phải chịu trách nhiệm về việc bảo quản chứng cứ đó.

      4. Nghiêm cấm việc hủy hoại tài liệu, chứng cứ.

      Như vậy, chứng cứ không thể giao nộp được tại cơ quan có thẩm quyền thì người đang lưu giữ chứng cứ có trách nhiệm bảo quản theo quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn