Đối tượng hưởng chế độ phụ thâm niên nghề thi hành án

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 07/09/2016

Tôi là bộ đội xuất ngũ về công tác tại Tòa án từ năm 1985 và được phân công làm công tác thi hành án. Xin hỏi tôi có được hưởng chế độ trợ cấp thâm niên nghề hay không?

    • Theo quy định tại Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ “về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang” và Thông tư liên tịch số 04/2009/TTLT-BNV-BTC ngày 24/12/2009 Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính “hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ, công chức đã được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm” thì đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên đối với cán bộ, công chức của các cơ quan thi hành án dân sự, phải là người đã được xếp lương theo ngạch hoặc chức danh chuyên ngành tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự và kiểm lâm, bao gồm:

      - Chánh án và Phó chánh án Tòa án nhân dân các cấp; Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp; Thư ký Tòa án và Thẩm tra viên ngành Tòa án (Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên).

      - Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân các cấp, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Điều tra viên các cấp và Kiểm tra viên ngành Kiểm sát (Kiểm tra viên cao cấp, Kiểm tra viên chính và Kiểm tra viên).

      - Tổng kiểm toán nhà nước, Phó tổng kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước (Kiểm toán viên cao cấp, Kiểm toán viên chính, Kiểm toán viên, Kiểm toán viên dự bị).

      - Tổng thanh tra và Phó Tổng thanh tra, Chánh Thanh tra và Phó Chánh Thanh tra các cơ quan Thanh tra nhà nước, Thanh tra viên (Thanh tra viên cao cấp, Thanh tra viên chính, Thanh tra viên).

      - Thủ trưởng và Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự các cấp, Chấp hành viên thi hành án dân sự các cấp, Thẩm tra viên thi hành án dân sự (Thẩm tra viên cao cấp, Thẩm tra viên chính và Thẩm tra viên thi hành án dân sự) và Thư ký thi hành án dân sự.

      - Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng và Phó chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng và Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Kiểm lâm viên (Kiểm lâm viên chính, Kiểm lâm viên, Kiểm lâm viên cao đẳng, Kiểm lâm viên trung cấp và Kiểm lâm viên sơ cấp.

      Chế độ phụ cấp thâm niên nghề áp dụng đối với cán bộ, công chức trong biên chế xếp lương theo các ngạch hoặc các chức danh chuyên ngành thi hành án dân sự theo hướng dẫn tại Công văn số 566/BTP-TCTHA ngày 09/3/2010 của Bộ Tư pháp, bao gồm: Các ngạch Chấp hành viên của các cơ quan thi hành án dân sự địa phương; Thẩm tra viên, Thẩm tra viên chính, Thẩm tra viên cao cấp thi hành án thuộc Tổng cục Thi hành án dân sự và các cơ quan thi hành án dân sự địa phương; Thư ký thi hành án dân sự.

      Căn cứ quy định này, trường hợp anh là bộ đội xuất ngũ về công tác tại Tòa án từ năm 1985 và được phân công làm công tác thi hành án, nếu đã là đối tượng nêu trên (như: Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên ngành Tòa án, Chấp hành viên, Thẩm tra viên ngành Thi hành án...) thì được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề. Trường hợp anh là bộ đội xuất ngũ về công tác tại Tòa án từ năm 1985 và được phân công làm công tác thi hành án, nhưng không là đối tượng nêu trên (chỉ là cán bộ tòa án, như: lái xe, bảo vệ, cán sự hoặc chuyên viên) thì không thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên nghề thi hành án.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn