Đối tượng không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án từ ngày 01/01/2017 gồm những ai?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 23/06/2017

Đối tượng không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án từ ngày 01/01/2017 được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Trần Thùy Linh Ngọc, công tác tại Bình Dương. Tôi đang tìm hiểu về đối tượng không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án từ ngày 01/01/2017. Cho tôi hỏi đối tượng không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án từ ngày 01/01/2017 được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (0905***)   

    • Đối tượng không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án từ ngày 01/01/2017 được quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14' onclick="vbclick('524BD', '189914');" target='_blank'>Khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2017) về mức thu miễn giảm thu nộp quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án như sau:

      Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:

      a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản;

      b) Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

      c) Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;

      d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án;

      đ) Viện kiểm sát kháng nghị quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;

      e) Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.

      Như vậy, theo quy định này thì so với trước đây đối tượng không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án được bổ sung thêm là: Trường hợp cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án; các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí, lệ phí Tòa án mà pháp luật có quy định.

      Thiết nghĩ, những bổ sung nêu trên là hợp lý, tiến bộ, thể hiện tính nhân văn của pháp luật nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ thể có tranh chấp.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về đối tượng không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án từ ngày 01/01/2017. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn