Đơn tố cáo không ghi rõ thông tin người tố cáo thì có được thụ lý giải quyết không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 05/07/2022

Đơn tố cáo không ghi rõ thông tin người tố cáo thì có được thụ lý giải quyết không? Hình thức và việc tiếp nhận đơn tố cáo được quy định như thế nào?

Tôi có căn cứ để tố cáo những hành vi tham ô, cấu kết với nhau để bòn rút kinh phí xây dựng đường của các cán bộ, tôi muốn tố cáo điều. Tuy nhiên, trong đơn tố cáo tôi không muốn tiết lộ danh tính vì sợ có khả năng ảnh hưởng đến gia đình tôi. Tôi muốn hỏi đơn tố cáo như vậy có được giải quyết hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn!

    • Đơn tố cáo không ghi rõ thông tin người tố cáo thì có được thụ lý giải quyết không?

      Căn cứ theo Điều 25 Luật Tố cáo 2018' onclick="vbclick('52349', '368829');" target='_blank'>Điều 25 Luật Tố cáo 2018 quy định về tiếp nhận, xử lý thông tin có nội dung tố cáo như sau:

      1. Khi nhận được thông tin có nội dung tố cáo nhưng không rõ họ tên, địa chỉ của người tố cáo hoặc qua kiểm tra, xác minh không xác định được người tố cáo hoặc người tố cáo sử dụng họ tên của người khác để tố cáo hoặc thông tin có nội dung tố cáo được phản ánh không theo hình thức quy định tại Điều 22 của Luật này thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không xử lý theo quy định của Luật này.

      2. Trường hợp thông tin có nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 Điều này có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp nhận tiến hành việc thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền hoặc chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để tiến hành việc thanh tra, kiểm tra phục vụ cho công tác quản lý.

      Ngoài ra, tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP' onclick="vbclick('765A3', '368829');" target='_blank'>Điều 6 Thông tư 05/2021/TT-TTCP quy định về phân loại đơn như sau:

      2. Phân loại theo điều kiện xử lý, bao gồm đơn đủ điều kiện xử lý, đơn không đủ điều kiện xử lý.

      a) Đơn đủ điều kiện xử lý là đơn đáp ứng các yêu cầu sau đây:

      - Đơn dùng chữ viết là tiếng Việt. Trường hợp đơn được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm bản dịch được công chứng; Đơn được ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn; họ, tên, địa chỉ của người viết đơn; có chữ ký hoặc điểm chỉ của người viết đơn;

      - Đơn khiếu nại ghi rõ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại;

      - Đơn tố cáo ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; cách thức liên hệ với người tố cáo và các thông tin khác có liên quan;

      - Đơn kiến nghị, phản ánh ghi rõ nội dung kiến nghị, phản ánh;

      - Đơn không rõ họ tên, địa chỉ của người gửi đơn nhưng có nội dung tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật và nêu rõ người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để thẩm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Tố cáo.

      Theo đó, trong trường hợp đơn tố cáo mặc dù không rõ thông tin của người tố cáo, người gửi đơn (đơn tố cáo nặc danh) nhưng có nội dung tố cáo và nêu rõ người có hành vi vi phạm, có tài liệu, chứng cứ cụ thể và có cơ sở để thẩm tra, xác minh thì vẫn tiến hành xử lý.

      Hình thức và việc tiếp nhận đơn tố cáo được quy định như thế nào?

      Căn cứ theo Điều 22 và Điều 23 Luật Tố cáo 2018 quy định như sau:

      Điều 22. Hình thức tố cáo

      Việc tố cáo được thực hiện bằng đơn hoặc được trình bày trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

      Điều 23. Tiếp nhận tố cáo

      1. Trường hợp tố cáo được thực hiện bằng đơn thì trong đơn tố cáo phải ghi rõ ngày, tháng, năm tố cáo; họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo; hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo; người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.

      Người tố cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn tố cáo.

      2. Trường hợp người tố cáo đến tố cáo trực tiếp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp nhận hướng dẫn người tố cáo cử đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại nội dung tố cáo bằng văn bản và yêu cầu những người tố cáo ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản.

      3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận tố cáo. Người tố cáo có trách nhiệm tố cáo đến đúng địa chỉ tiếp nhận tố cáo mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo đã công bố.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn