Gửi đơn khiếu nại lần hai không được giải quyết thì sau bao lâu được khởi kiện?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 13/09/2022

Gửi đơn khiếu nại lần hai không được giải quyết thì sau bao lâu được khởi kiện? Khiếu nại lần hai có tổ chức đối thoại hay không?

Chào anh/chị, tôi có khiếu nại hành vi hành chính của một cán bộ. Nay tôi đã gửi đơn khiếu nại lần hai không biết là sau bao lâu nếu không được giải quyết khiếu nại thì tôi được khởi kiện vụ án hành chính?

    • Gửi đơn khiếu nại lần hai không được giải quyết thì sau bao lâu được khởi kiện?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Gửi đơn khiếu nại lần hai không được giải quyết thì sau bao lâu được khởi kiện?

      Tại Điều 42 Luật khiếu nại 2011 ' onclick="vbclick('2055E', '375017');" target='_blank'>Điều 42 Luật khiếu nại 2011 có quy định như sau:

      Hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định tại Điều 37 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết hoặc người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

      Căn cứ theo Điều 36 Luật khiếu nại 2011' onclick="vbclick('2055E', '375017');" target='_blank'>Điều 36 Luật khiếu nại 2011 quy định:

      1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này, người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đã chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

      2. Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại.

      Theo Điều 37 Luật khiếu nại 2011' onclick="vbclick('2055E', '375017');" target='_blank'>Điều 37 Luật khiếu nại 2011 có quy định như sau:

      Thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý.

      Ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày, kể từ ngày thụ lý.

      Như vậy, theo quy định như trên, tính từ thời điểm bạn nộp đơn khiếu nại lần hai, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét có thụ lý khiếu nại của bạn hay không trong thời hạn tối đa 10 ngày, thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai không quá 45 ngày nếu khiếu nại được thụ lý. Nếu hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không giải quyết khiếu nại thì bạn có thể khởi kiện vụ án hành chính.

      2. Khiếu nại lần hai có tổ chức đối thoại hay không?

      Tại Điều 28 Nghị định 124/2020/NĐ-CP' onclick="vbclick('6F3DF', '375017');" target='_blank'>Điều 28 Nghị định 124/2020/NĐ-CP có quy định về tổ chức đối thoại trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai như sau:

      1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại.

      a) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở hoặc tương đương phải trực tiếp đối thoại với người khiếu nại.

      b) Người giải quyết khiếu nại lần hai là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải trực tiếp đối thoại trong trường hợp khiếu nại phức tạp (có nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung, có nhiều ý kiến khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền về biện pháp giải quyết, người khiếu nại có thái độ gay gắt, dư luận xã hội quan tâm, vụ việc ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội).

      Đối với các trường hợp khác, người giải quyết khiếu nại có thể phân công cấp phó của mình hoặc thủ trưởng cơ quan chuyên môn cùng cấp hoặc thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ xác minh đối thoại với người khiếu nại. Trong quá trình đối thoại, người được phân công phải kịp thời báo cáo với người giải quyết khiếu nại về những nội dung phức tạp, vượt quá thẩm quyền; kết thúc đối thoại phải báo cáo với người giải quyết khiếu nại về kết quả đối thoại và chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo.

      2. Người chủ trì đối thoại phải tiến hành đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại và người có quyền, lợi ích liên quan. Người chủ trì đối thoại khi đối thoại phải nêu rõ nội dung cần đối thoại, kết quả xác minh nội dung khiếu nại; người tham gia đối thoại có quyền trình bày ý kiến, bổ sung thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến khiếu nại và yêu cầu của mình. Người chủ trì đối thoại có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới người tham gia đối thoại gồm người khiếu nại, người đại diện (trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung) người bị khiếu nại, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức có liên quan về thời gian, địa điểm, nội dung đối thoại.

      3. Việc đối thoại được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham gia (ghi rõ người dự và người vắng mặt; trường hợp người khiếu nại không tham gia đối thoại thì ghi rõ có lý do hoặc không có lý do), nội dung, ý kiến của những người tham gia, những nội dung đã được thống nhất, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất ba bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản đối thoại được thực hiện theo Mẫu số 14 ban hành kèm theo Nghị định này.

      Theo đó, trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại phải tổ chức đối thoại giữa người khiếu nại và người bị khiếu nại.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn