Hội phụ nữ có quyền kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án ly hôn không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 10/01/2022

Cho tôi hỏi, trong vụ án ly hôn thì Hội phụ nữ có quyền kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án ly hôn hay không? Mong được giải đáp, xin cảm ơn.

    • Hội phụ nữ có quyền kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án ly hôn không?
      (ảnh minh họa)
    • Hội phụ nữ có quyền kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án ly hôn không?

      Căn cứ Điều 134 Bộ luật tố tụng dân sự 2015' onclick="vbclick('4879D', '358192');" target='_blank'>Điều 134 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về đối tượng được kiến nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

      Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bằng văn bản, trong đó phải nêu rõ lý do kiến nghị; biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng; tên, địa chỉ của người có quyền và lợi ích hợp pháp cần được bảo vệ; tên, địa chỉ của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; tóm tắt nội dung tranh chấp, hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; chứng cứ để chứng minh cho việc kiến nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp.

      Mà tại Điều 187 Bộ luật trên về các đối tượng có quyền khởi kiện có quy định:

      Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

      Như vậy, từ các quy định trên có thể kết luận, hội phụ nữ hoàn toàn có quyền được kiến nghị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong vụ án ly hôn.

      Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

      Đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có được quy định tại Khoản 1 Điều 133 Bộ luật này như sau:

      - Ngày, tháng, năm làm đơn;

      - Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

      - Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người bị yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

      - Tóm tắt nội dung tranh chấp hoặc hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình;

      - Lý do cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

      - Biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng và các yêu cầu cụ thể.

      Tùy theo yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà người yêu cầu phải cung cấp cho Tòa án chứng cứ để chứng minh cho sự cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn