Hội thẩm nhân dân có quyền biểu quyết ngang thẩm phán hay không? Trường hợp nào phải thay đổi hội thẩm nhân dân?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 18/05/2022

Hội thẩm nhân dân có quyền biểu quyết ngang thẩm phán không? Trường hợp nào phải thay đổi hội thẩm nhân dân? Em là sinh viên vừa đi dự tòa và muốn tìm hiểu một xíu là khi biểu quyết thì hội thẩm nhân dân và thẩm phán sẽ ngang quyền đúng không? Trong các trường hợp nào thì sẽ phải thay đổi hội thẩm nhân dân?

    • Hội thẩm nhân dân có quyền biểu quyết ngang thẩm phán không?

      Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật tố tụng dân sự 2015' onclick="vbclick('4879D', '364082');" target='_blank'>Điều 49 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội thẩm nhân dân như sau:

      Khi được Chánh án Tòa án phân công, Hội thẩm nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

      1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa.

      2. Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán ra các quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.

      3. Tham gia Hội đồng xét xử vụ án dân sự.

      4. Tiến hành các hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

      Như vậy, theo quy định hiện hành thì khi tiến hành biểu quyết thì hội thẩm nhân dân có ngang quyền với Thẩm phán về những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.

      Trường hợp nào phải thay đổi hội thẩm nhân dân?

      Theo Điều 53 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân như sau:

      Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:

      1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 52 của Bộ luật này.

      2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trong trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.

      3. Họ đã tham gia giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm vụ việc dân sự đó và đã ra bản án sơ thẩm, bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, quyết định giải quyết việc dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ việc, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì vẫn được tham gia giải quyết vụ việc đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

      4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ việc đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.

      Theo đó, nếu hội thẩm nhân dân thuộc các trường hợp trên thì phải thay đổi theo quy định pháp luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn