Khởi kiện tranh chấp đất đai như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 12/03/2022

Khởi kiện tranh chấp đất đai? Đơn khởi kiện vụ án dân sự cần phải có những nội dung nào? Hình thức khởi kiện một vụ án dân sự được thể hiện như thế nào?

    • Khởi kiện tranh chấp đất đai

      Thưa luật sư, năm 1994, một người hàng xóm do không có đất ở nên đã cất một căn nhà đất ở cạnh đường đi giáp ranh nhà tôi để ở tạm. Đến năm 2005 người này đã phá bỏ căn nhà đất và xây một căn nhà cấp 4.

      Căn nhà cấp 4 này một phần nằm trên ranh đất của tôi và một phần nằm trên đất lộ giới, nó lại cho tôi khoảng hơn 2m để đi vào. Vì không am hiểu về pháp luật nên đến năm 2013 tôi mới làm đơn ra chính quyền xã để giải quyết nhưng xã đã không giải quyết thoả đáng.

      Vậy xin hỏi luật sư trong trường hợp này tôi phải làm đơn như thế nào để kiện ra toà? Từ trình bày trên, tôi có thể kiện người hàng xóm về những lỗi vi phạm gì? Vì người hàng xóm này đã chiếm dụng đất và đã cất nhà ở kiên cố đã lâu, nay tôi mới khởi kiện thì có trở ngại gì cho tôi hay không?

      Trong trường hợp này tôi phải làm đơn như thế nào để kiện ra toà? Từ trình bày trên, tôi có thể kiện người hàng xóm về những lỗi vi phạm gì?

      Trả lời:

      Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

      Như vậy, nếu nhà hàng xóm sử dụng đất không có căn cứ, có hành vi lấn chiếm đất của gia đình bạn, thực hiện xây dựng nhà trái phép, lấn chiếm đất lộ giới thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết (Điều 203 Luật Đất đai 2013).

      Theo Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

      a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

      b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

      c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện;

      đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện;

      g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

      h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

      i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

      Đơn khởi kiện vụ án dân sự cần phải có những nội dung nào?

      Tôi tên Tuyết Loan, do có một số tranh chấp quyền sử dụng đất với ông hàng xóm nên tôi có ý định kiện, nào giờ chưa bao giờ viết đơn mặc dù cũng trình độ cao đẳng. Do đó, nhờ các bạn hỗ trợ giúp tôi, trong đơn khởi kiện vụ án dân sự cần phải có những nội dung nào?

      Loan (*****@gmail.com)

      Trả lời:

      Tại Khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:

      Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

      a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

      b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

      c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

      Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

      d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

      đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

      e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

      Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

      g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

      h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

      i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

      Hình thức khởi kiện một vụ án dân sự được thể hiện như thế nào?

      Chào Ban tư vấn, gia đình tôi và gia đình hàng xóm thường cuyên tranh chấp về miếng đất giáp ranh đã lâu, nhưng nay họ ngày càng quá nên tôi định đưa vấn đề này ra pháp luật giải quyết. Tuy nhiên tôi không rõ là việc khởi kiện của tôi có được thể hiện bằng lời nói không hay phải thể hiện bằng văn bản (đơn khởi kiện). Nên Ban tư vấn hỗ trợ giúp tôi: Hình thức khởi kiện một vụ án dân sự được thể hiện như thế nào?

      Trả lời:

      Tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định:

      - Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện.

      - Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân được thực hiện như sau:

      + Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

      + Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;

      + Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

      ....

      Như vậy, việc khởi kiện chỉ được thể hiện bằng hình thức văn bản bạn nhé.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn