Không đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án thì phiên tòa hình sự có được tiến hành?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/09/2022

Không đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án thì phiên tòa hình sự có được tiến hành? Quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử được quy định như thế nào? Thành phần Hội đồng xét xử vụ án hình sự gồm những ai?

    • Không đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án thì phiên tòa hình sự có được tiến hành?

      Tôi sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế Tp. HCM. Do chưa có thời gian đi trải nghiệm thực tế, nên tôi vẫn chưa hình dung được diễn biến của phiên tòa ra sao cũng như sự cần thiết phải có mặt của những người tham gia tố tụng. Nên tôi đành tìm hiểu qua tài liệu, tuy nhiên cũng cần lắm sự hỗ trợ từ anh/chị ban biên tập, cụ thể: Phiên tòa hình sự có được tiến hành khi không đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi.

      Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Điều 288 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án được quy định như sau:

      1. Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Các thành viên Hội đồng xét xử phải xét xử vụ án từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc.

      2. Trường hợp có Thẩm phán, Hội thẩm không tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì những người này được thay thế làm thành viên Hội đồng xét xử. Trường hợp Hội đồng xét xử có hai Thẩm phán mà Thẩm phán chủ tọa phiên tòa không tiếp tục tham gia xét xử được thì Thẩm phán là thành viên Hội đồng xét xử làm chủ toạ phiên tòa và Thẩm phán dự khuyết được bổ sung làm thành viên Hội đồng xét xử.

      3. Trường hợp không có Thẩm phán, Hội thẩm dự khuyết để thay thế hoặc phải thay đổi chủ tọa phiên tòa mà không có Thẩm phán để thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.

      4. Trường hợp Thư ký Tòa án bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa thì Tòa án vẫn có thể xét xử vụ án nếu có Thư ký Tòa án dự khuyết; nếu không có người thay thế thì tạm ngừng phiên tòa.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án. Để hiểu rõ hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử được quy định như thế nào?

      Xin chào, tôi tên Minh Tâm sinh sống và làm việc tại An Giang. Vừa qua do có xảy ra một số chuyện, nên tôi có tham gia phiên Tòa với tư cách nguyên đơn, trước đó tôi có nhận được Quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử. Do tò mò nên tôi muốn biết là pháp luật quy định như thế nào đối với Quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử? Mong sớm nhận được câu trả lời.

      Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử được quy định như sau:

      1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm ghi rõ:

      a) Ngày, tháng, năm ra quyết định; tên Tòa án ra quyết định; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;

      b) Xét xử công khai hay xét xử kín;

      c) Họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của bị cáo;

      d) Tội danh và điểm, khoản, điều của Bộ luật hình sự mà Viện kiểm sát truy tố đối với bị cáo;

      đ) Họ tên Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Hội thẩm dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có);

      e) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa; họ tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);

      g) Họ tên người bào chữa (nếu có);

      h) Họ tên người phiên dịch (nếu có);

      i) Họ tên những người khác được triệu tập đến phiên tòa;

      k) Vật chứng cần đưa ra xem xét tại phiên tòa.

      2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm ghi rõ các nội dung quy định tại các điểm a, b, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này; tội danh và hình phạt mà Tòa án cấp sơ thẩm đã quyết định; họ tên người kháng cáo, người bị kháng cáo, người bị kháng nghị; Viện kiểm sát kháng nghị; họ tên Thẩm phán, Thư ký Tòa án; họ tên Thẩm phán dự khuyết, Thư ký Tòa án dự khuyết (nếu có).

      Trên đây là nội dung tư vấn về Quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Thành phần Hội đồng xét xử vụ án hình sự gồm những ai?

      Xin chào, tôi tên Bách Linh sinh sống và làm việc tại Hà Tĩnh. Hiện tôi muốn tim hiểu về Thành phần Hội đồng xét xử vụ án hình sự theo quy định hiện hành do đó các bạn có thể hỗ trợ giúp tôi: Thành phần Hội đồng xét xử vụ án hình sự gồm những ai? Văn bản nào quy định vấn đề này? Cảm ơn!

      Trả lời: Căn cứ theo quy định tại Điều 254 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thành phần Hội đồng xét xử được quy định như sau:

      1. Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm. Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

      Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.

      2. Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.

      Trên đây là nội dung tư vấn về Thành phần Hội đồng xét xử. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn