Kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt trong phiên xử phúc thẩm vụ án hình sự?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 14/07/2022

Kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt trong phiên xử phúc thẩm vụ án hình sự? Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm hay không?

Tôi là người thân của bị hại trong vụ án cố ý gây thương tích, vừa rồi tòa đã xử sơ thẩm. Tuy nhiên, đã bị kháng cáo, sắp tới sẽ xử phúc thẩm nên tôi muốn biết, ở phiên này thì Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm hay không? Vì chúng tôi không hài lòng về bản án sơ thẩm, và KSV có bắt buộc có mặt tại phiên tòa này?  Xin cảm ơn!

    • Kiểm sát viên bắt buộc phải có mặt trong phiên xử phúc thẩm vụ án hình sự?

      Căn cứ Điều 350 Bộ luật tố tụng hình sự 2015' onclick="vbclick('487B4', '368255');" target='_blank'>Điều 350 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

      Sự có mặt của Kiểm sát viên

      1. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải có mặt để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa, nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì phải hoãn phiên tòa. Đối với vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì có thể có nhiều Kiểm sát viên. Trường hợp Kiểm sát viên không thể có mặt tại phiên tòa thì Kiểm sát viên dự khuyết có mặt tại phiên tòa từ đầu được thay thế để thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

      2. Trường hợp Kiểm sát viên bị thay đổi hoặc không thể tiếp tục thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử mà không có Kiểm sát viên dự khuyết để thay thế thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.

      Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền sửa toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm hay không?

      Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 355 Bộ luật trên quy định như sau:

      Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm

      1. Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:

      a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;

      b) Sửa bản án sơ thẩm;

      c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;

      d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án;

      đ) Đình chỉ việc xét xử phúc thẩm.

      Do đó, đối chiếu quy định trên thì ở giai đoạn xét xử phúc thẩm, HĐXX ra bản án có quyền sửa toàn bộ bản án sơ thẩm trước đó.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn