Kỹ năng chung về kiểm sát bản án, quyết định của Viện kiểm sát năm 2019

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/09/2019

Sắp tới tôi có thể sẽ được bổ nhiệm vào vị trí kiểm sát viên và được biết Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát bản án và các quyết định của Tòa án, vậy cho hỏi khi thực hiện công việc kiểm sát này cần có những kỹ năng nào? Nhờ tư vấn.

    • Căn cứ Điều 5 Quyết định 339/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định kỹ năng chung về kiểm sát bản án, quyết định như sau:

      - Khi kiểm sát bản án, quyết định, công chức kiểm sát về thời hạn gửi, thời hạn ban hành (nếu có), căn cứ, thẩm quyền ban hành, nội dung, hình thức của bản án, quyết định.

      - Trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa, việc kiểm sát bản án, quyết định được bắt đầu thực hiện ngay từ khi Hội đồng xét xử tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa hoặc quyết định được ban hành trong thời hạn chuẩn bị xét xử thì việc kiểm sát bản án, quyết định được bắt đầu thực hiện từ khi Viện kiểm sát nhận được bản án, quyết định.

      - Trường hợp phát hiện bản án, quyết định có vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, công chức báo cáo bằng văn bản với Lãnh đạo Viện kiểm sát để xem xét kháng nghị hoặc kiến nghị theo thẩm quyền.

      + Đối với vi phạm ít nghiêm trọng, công chức đề xuất Lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kiến nghị Tòa án khắc phục vi phạm đối với vụ án cụ thể hoặc tổng hợp vi phạm để ban hành kiến nghị chung.

      + Đối với vi phạm nghiêm trọng, công chức đề xuất Lãnh đạo Viện kiểm sát thực hiện quyền kháng nghị.

      + Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có vi phạm nghiêm trọng mà đã hết thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp kịp thời báo cáo Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét kháng nghị phúc thẩm theo thẩm quyền.

      + Trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện vi phạm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định thì công chức đề xuất với Lãnh đạo Viện kiểm sát cấp mình để thông báo cho Viện trưởng Viện kiểm sát cấp có thẩm quyền xem xét kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

      - Trường hợp phát hiện dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra VKSND tối cao thì Viện kiểm sát đã phát hiện thông báo ngay cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

      => Như vậy, khi thực hiện kiểm sát các bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự thì người có thẩm quyền tại Viện kiểm sát sẽ phải có những kỹ năng cần thiết nêu trên.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn