Lý do để được kháng nghị

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 13/09/2016

Kính thưa luật sư! Khi vụ án dân sự đã tuyên, thi hành án tiến hành kê biên tài sản thế chấp đưa ra bán đấu giá người bị thi hành án đã đồng ý bán tài sản của mình thông qua cong ty thẩm định giá và công ty bán đấu giá. Khi công ty bán đấu giá thông báo bán đấu giá lần đầu thì đã có người đăng kí mua và đã giao đủ tiền cho cơ quan thi hành án, phía ngân hàng đã giao giấy tờ sở hữu tài sản cho cơ quan thi hành án tiến hành chuyển tên cho người mua, nhưng người bị thi hành án đem tài sản lẩn tránh (tài sản là sà lan) không giao tài sản cho người mua. Cơ quan thi hành án đã lên kế hoạch cưỡng chế thì đùng một cái Viện kiểm sát kháng nghị không cho cưỡng chế. Như vậy việc kháng nghị của viện kiểm sát đúng hay sai , việc ngân hàng giao giấy tờ sở hữu theo yêu cầu của cơ quan thi hành án để họ chuyển quyền cho người mua như vậy có phù hợp với pháp luật. Giả sử viện kiểm sát kháng nghị và vụ án đình chỉ vô thời hạn thì người mua đã nộp tiền, hơn nữa đã chuyển tên giấy tờ sà lan cho người mua, vậy thì ngân hàng lấy giấy tờ đâu để giữ để chứng minh tài sản đã thế chấp (vì theo qui định ngân hàng phải gữ giấy tờ khi nhận tài sản bảo đảm). Rất mong sự giúp đỡ của luật sư

    • Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền và thủ tục kháng ghị đối với bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật như sau:

      "Điều 285. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

      Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
      Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

      Điều 286. Hoãn, tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật

      Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
      Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.

      Điều 288. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

      Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quyền kháng nghị trong thời hạn ba năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
      Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm hai năm, kể từ ngày kết thời hạn kháng nghị:

      a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 284 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
      b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó."
      Như vậy, căn cứ vào quy định pháp luật nêu trên thì bản án, quyết định mà bạn nói ở trên có thể bị kháng nghị trong thời hạn 03 năm nêu có căn cứ kháng nghị. Việc thi hành án bị tạm đình chỉ hoặc đình chỉ cho đến khi có quyết định giải quyết cuối cùng. Nếu hội đồng thẩm phán giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm mà hủy án thì giải quyết lại vụ án hoặc đình chỉ vụ án, nếu bác kháng nghị thì tiếp tục thi hành án. Nếu án không được thi hành nữa thì bên thứ ba được nhận lại số tiền đã bỏ ra để mua tài sản thi hành án.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn