Người bị tạm giữ vi phạm nội quy nơi tạm giữ thì có bị tạm giam không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 27/01/2022

Con tôi đang bị cơ quan công an tạm giữ, tôi muốn biết là nếu lỡ may con tôi vi phạm kỷ luật nơi tạm giữ thì có bị tạm giam hay không? Mong được anh/chị giải đáp.

    • Người bị tạm giữ vi phạm nội quy nơi tạm giữ thì có bị tạm giam không?
      (ảnh minh họa)
    • Người bị tạm giữ vi phạm kỷ luật nơi tạm giữ thì có bị tạm giam không?

      Căn cứ Điều 23 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015' onclick="vbclick('48D85', '358971');" target='_blank'>Điều 23 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 có quy định như sau:

      1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:

      a) Cảnh cáo;

      b) Cách ly ở buồng kỷ luật từ 01 ngày đến 02 ngày và có thể bị gia hạn đến 02 ngày đối với người bị tạm giữ; cách ly ở buồng kỷ luật từ 03 ngày đến 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 10 ngày đối với người bị tạm giam. Thời hạn cách ly không quá thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại.

      2. Việc kỷ luật bằng hình thức cách ly được thực hiện nếu người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hai lần trở lên hoặc có các hành vi quy định tại khoản 5 và khoản 7 Điều 8 của Luật này.

      Theo đó, nếu con bạn vi phạm nội quy nơi giam giữ thì có thể bị xử phạt kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Trong trường hợp vi phạm nội quy hai lần trở lên hoặc thực hiện hành vi bị nghiêm cấm đối với người bị tạm giữ, tạm giam thì có thể bị cách ly ở buồng kỷ luật.

      Do đó, con bạn vi phạm nội quy nơi tạm giữ, thì sẽ không bị tạm giam mà chỉ áp dụng các biện pháp kỷ luật như trên.

      Các hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án tạm giữ, tạm giam

      Căn cứ Điều 8 Luật này có quy định các hành vi bị nghiêm cấm như sau:

      1. Tra tấn, truy bức, dùng nhục hình; các hình thức đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, hạ nhục con người hoặc bất kỳ hình thức nào khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

      2. Không chấp hành lệnh, quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền về tạm giữ, tạm giam, trả tự do.

      3. Giam giữ người trái pháp luật; trả tự do trái pháp luật người bị tạm giữ, người bị tạm giam; vi phạm quy định trong quản lý, canh gác, áp giải người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

      4. Cản trở người bị tạm giữ, người bị tạm giam thực hiện quyền thăm gặp thân nhân, quyền bào chữa, được trợ giúp pháp lý, tiếp xúc lãnh sự, khiếu nại, tố cáo, quyền con người, quyền và nghĩa vụ khác của công dân theo quy định của Luật này và luật khác có liên quan.

      5. Phá hủy cơ sở giam giữ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cơ sở giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khỏi nơi giam giữ; tổ chức trốn hoặc trốn khi đang bị áp giải; đánh tháo người bị tạm giữ, người bị tạm giam.

      6. Không chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam.

      7. Thực hiện hoặc tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, che giấu, ép buộc người khác vi phạm pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; trả thù, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác trong thi hành tạm giữ, tạm giam.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn