Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong vụ án hình sự có cần phải ra tòa không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 27/08/2022

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong vụ án hình sự có cần phải ra tòa không? Người làm chứng cố tình vắng mặt tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được không?

Chào luật sư, ngày 5/9 tới đây thì Tòa án có xử sơ thẩm vụ án Trộm cắp mà tôi tham gia với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, vậy tôi có cần phải ra tòa không? Xin cảm ơn!

    • 1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong vụ án hình sự có cần phải ra tòa không?

      Căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự 2015' onclick="vbclick('487B4', '373608');" target='_blank'>Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về nội dung trên như sau:

      Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án

      1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự.

      2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện của họ có quyền:

      a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

      b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

      c) Yêu cầu giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;

      d) Tham gia phiên tòa; phát biểu ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi những người tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;

      đ) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;

      e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

      g) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án về những vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình;

      h) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

      i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

      3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có nghĩa vụ:

      a) Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

      b) Trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình;

      c) Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

      Do đó, về nguyên tắc khi bạn có giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền, ở đây là tòa án thì bạn phải tham gia. Tuy nhiên, ngày hôm đó bạn có những lý do nào khách quan như ốm đau, điều trị, chăm sóc thân nhân thì có thể làm được xin xét xử vắng mặt để có thể được chấp nhận.

      2. Người làm chứng cố tình vắng mặt tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được không?

      Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015' onclick="vbclick('487B4', '373608');" target='_blank'> Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về nội dung trên như sau:

      Người làm chứng

      1. Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.

      2. Những người sau đây không được làm chứng:

      a) Người bào chữa của người bị buộc tội;

      b) Người do nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có khả năng nhận thức được những tình tiết liên quan nguồn tin về tội phạm, về vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng đắn.

      3. Người làm chứng có quyền:

      a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

      b) Yêu cầu cơ quan triệu tập bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;

      c) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng liên quan đến việc mình tham gia làm chứng;

      d) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.

      4. Người làm chứng có nghĩa vụ:

      a) Có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải;

      b) Trình bày trung thực những tình tiết mà mình biết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và lý do biết được những tình tiết đó.

      5. Người làm chứng khai báo gian dối hoặc từ chối khai báo, trốn tránh việc khai báo mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

      6. Cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc hoặc học tập có trách nhiệm tạo điều kiện để họ tham gia tố tụng.

      Do đó, nếu trường hợp cố ý vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải nếu không ra tòa.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn