Người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 02/02/2023

Xin hỏi điều kiện trở thành người giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là gì? - Câu hỏi của Thanh Tùng (Đồng Nai).

    • Người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?

      Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về tiêu chuẩn của người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:

      Tiêu chuẩn người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

      1. Cá nhân có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp.

      2. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp phải có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Giám định tư pháp.

      Theo khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định tiêu chuẩn của người giám định tư pháp theo vụ việc như sau:

      Người giám định tư pháp theo vụ việc

      1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:

      a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

      b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

      ...

      Như vậy, tiêu chuẩn của người giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp gồm:

      - Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;

      - Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;

      - Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.

      (Hình từ Internet)

      Thời hạn công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc là bao lâu?

      Tại Điều 7 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định thời hạn công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc như sau:

      Công nhận, hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc

      1. Đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức lựa chọn, lập danh sách các cá nhân, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý đủ điều kiện năng lực hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam; trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng Giám đốc ra quyết định công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

      2. Trường hợp cá nhân, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc không còn đáp ứng được tiêu chuẩn, điều kiện hoạt động giám định tư pháp theo vụ việc theo quy định tại Điều 6 Thông tư này thì đơn vị đầu mối thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam trình Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ra quyết định hủy bỏ công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

      Theo đó, thời hạn công nhận người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

      Người giám định tư pháp theo vụ việc lập đề cương giám định trong giai đoạn chuẩn bị giám định gồm nội dung gì?

      Theo quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư 23/2022/TT-BLĐTBXH quy định về nội dung đề cương giám định trong giai đoạn chuẩn bị giám định của người giám định tư pháp như sau:

      Chuẩn bị giám định

      1. Trong thời hạn tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu giám định, đơn vị chuyên môn thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức giám định theo vụ việc được giao thực hiện giám định thực hiện các công việc sau:

      a) Lựa chọn, cử người giám định tư pháp trong Danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc đã được Bảo hiểm xã hội Việt Nam công nhận để thực hiện giám định tư pháp.

      Trường hợp cần thiết có thể cử người giám định tư pháp ngoài danh sách đã được công nhận nhưng phải có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này để thực hiện giám định.

      Trường hợp cử từ 02 người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên, đơn vị được giao thực hiện giám định phải phân công người chịu trách nhiệm làm đầu mối điều phối thực hiện giám định tư pháp.

      b) Phối hợp với người trưng cầu giám định để nhận bàn giao hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu theo quy định tại Điều 11 Thông tư này trong trường hợp người trưng cầu giám định chưa gửi hồ sơ, đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu liên quan kèm theo quyết định trưng cầu giám định.

      2. Người giám định tư pháp theo vụ việc nghiên cứu nội dung vụ việc tại quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng giám định, tài liệu có liên quan để yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, thông tin, tài liệu, đồ vật cần thiết còn thiếu phục vụ việc giám định theo nội dung yêu cầu giám định.

      3. Người giám định tư pháp theo vụ việc lập đề cương giám định, trong đó ít nhất phải có nội dung cơ bản sau:

      a) Xác định quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;

      b) Xác định phương tiện, thiết bị, dự kiến sử dụng, áp dụng khi thực hiện giám định (nếu có) và thông báo cho người trưng cầu giám định;

      c) Xây dựng dự toán chi phí theo quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung, yêu cầu giám định;

      d) Xác định phương pháp thực hiện giám định; các bước thực hiện giám định; tiến độ, thời gian dự kiến hoàn thành giám định;

      đ) Các hoạt động, điều kiện khác để thực hiện giám định.

      ....

      Căn cứ quy định trên, người giám định tư pháp theo vụ việc lập đề cương giám định trong giai đoạn chuẩn bị giám định, trong đó ít nhất phải có nội dung cơ bản sau:

      +) Xác định quy chuẩn chuyên môn áp dụng cho hoạt động giám định tư pháp lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;

      +) Xác định phương tiện, thiết bị, dự kiến sử dụng, áp dụng khi thực hiện giám định (nếu có) và thông báo cho người trưng cầu giám định;

      +) Xây dựng dự toán chi phí theo quy định của pháp luật có liên quan đến nội dung, yêu cầu giám định;

      +) Xác định phương pháp thực hiện giám định; các bước thực hiện giám định; tiến độ, thời gian dự kiến hoàn thành giám định;

      +) Các hoạt động, điều kiện khác để thực hiện giám định.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn