Người kháng cáo chết thì phiên toà xét xử phúc thẩm có bị đình chỉ không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 07/12/2021

Cho hỏi, Bố tôi có tranh chấp dân sự với một người khác. Sau phiên tòa sơ thẩm bố tôi có kháng cáo và đã được Tòa án thụ lý. Tuy nhiên bố tôi không may đã mất trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra. Vậy phiên tòa xét xử phúc thẩm này có bị đình chỉ hay không?

    • Căn cứ Khoản 1 Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự 2015' onclick="vbclick('4879D', '355498');" target='_blank'>Điều 289 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hoặc một phần vụ án trong các trường hợp sau đây:

      - Các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này;

      - Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;

      - Người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị;

      - Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

      Theo Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này, sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

      - Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

      - Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

      Như vậy, theo quy định trên bố bạn mất thì quyền, nghĩa vụ của người này sẽ được thừa kế. Trong trường hợp này những người thừa kế quyền và nghĩa vụ của bố bạn sẽ tiếp tục tham gia tố tụng. Vì vậy người kháng cáo chết mà có người thừa kế thì Tòa án không đình chỉ xét xử phúc thẩm. Về người kháng cáo thừa kế được xác định theo người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn