Nhà báo có được quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 02/12/2022

Nhà báo có được quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự không? Nhà báo quay phim tại phiên tòa vụ án dân sự bị phạt bao nhiêu tiền? Ai là người phổ biến nội quy phiên tòa xét xử vụ án dân sự?

Chào Ban biên tập, tôi có vấn đề cần được giải đáp. Tôi là nhà báo của Đài truyền hình H, Đài truyền hình có giao cho tôi đi quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự. Cho tôi hỏi là tôi có được phép quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự không? Nếu không mà tôi vẫn quay phim thì bị xử phạt như thế nào?

Rất mong được Ban biên tập giải đáp, tôi cảm ơn.

    • Nhà báo có được quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự không?
      (ảnh minh họa)
    • 1. Nhà báo có được quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự không?

      Tại Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2015' onclick="vbclick('4879D', '382705');" target='_blank'>Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nội quy phiên tòa như sau:

      1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.

      2. Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

      3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.

      4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.

      5. Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.

      ...

      Như vậy, theo quy định trên nhà báo tham dự phiên tòa xét xử vụ án dân sự để quay phim thì phải có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, các đương sự và người tham gia tố tụng khác.

      Bạn tham gia phiên tòa xét xử dân sự theo chỉ thị của Đài truyền hình và bạn muốn quay phim Hội đồng xét xử thì phải có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa, còn quay phim các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì phải có sự đồng ý của những đối tượng đấy. Không có sự đồng ý của những đối tượng được nêu trên thì bạn không được phép quay phim.

      2. Nhà báo quay phim tại phiên tòa vụ án dân sự bị phạt bao nhiêu tiền?

      Theo Khoản 4, 5 và 6 Điều 23 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022' onclick="vbclick('80DF5', '382705');" target='_blank'>Điều 23 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng 2022 quy định hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, phiên họp như sau:

      4. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

      a) Đổ, ném chất thải, chất bẩn, hóa chất, gạch, đất, đá, cát hoặc vật khác vào phòng xử án;

      b) Mang vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy hoặc chất độc vào phòng xử án, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa;

      c) Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự.

      5. Hình thức xử phạt bổ sung:

      Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b và điểm c khoản 3, điểm b và điểm c khoản 4 Điều này.

      6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

      a) Buộc thu hồi, nộp lại tư liệu, tài liệu, hình ảnh đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

      b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 4 Điều này;

      c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.

      Do đó, nếu như bạn là nhà báo mà quay phim tại phiên tòa xét xử vụ án dân sự mà không có sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa hay là các đương và người tham gia tố tụng khác thì bạn sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

      Ngoài ra, bạn còn bị tịch thu phương tiện để quay phim; buộc bạn phải nộp lại đoạn phim mà bạn đã quay và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có từ việc quay phim đấy.

      3. Ai là người phổ biến nội quy phiên tòa xét xử vụ án dân sự?

      Căn cứ Điều 51 Bộ luật tố tụng dân sự 2015' onclick="vbclick('4879D', '382705');" target='_blank'>Điều 51 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án như sau:

      Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

      1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.

      2. Phổ biến nội quy phiên tòa.

      3. Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.

      4. Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.

      5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.

      Như vậy, sau khi được Chánh án Tòa án phân công thì Thư ký Tòa án là người có nhiệm vụ phổ biến nội quy phiên tòa.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn