Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về giám định tư pháp

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 17/10/2018

Xin chào, tôi là Minh Luân. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực giám định tư pháp. Trong quá trình tìm hiểu các quy định liên quan đến vấn đề này tôi có rất nhiều thắc mắc chưa giải đáp được. Cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành thì nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về giám định tư pháp được quy định cụ thể ra sao? Và nó được quy định trong văn bản nào? Mong các bạn giải đáp giúp tôi. Xin cảm ơn! (luan***@gmail.com)

    • Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về giám định tư pháp
      (ảnh minh họa)
    • Nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về giám định tư pháp được quy định tại Điều 43 Luật giám định tư pháp 2012 ' onclick="vbclick('22DAC', '266035');" target='_blank'>Điều 43 Luật giám định tư pháp 2012 như sau:

      1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

      a) Thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập; quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp; lập và công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương;

      b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo thẩm quyền; lập và công bố danh sách người giám định tư pháp ở địa phương;

      c) Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương;

      d) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp ở địa phương;

      đ) Hằng năm, đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp ở địa phương; bảo đảm số lượng, chất lượng của đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng ở địa phương;

      e) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo quy định tại khoản 6 Điều 40 của Luật này;

      g) Báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địa phương, đồng thời gửi bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Luật này.

      2. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương; chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.

      Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định tư pháp chuyên ngành, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý; phối hợp với Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương.

      Trên đây là nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về giám định tư pháp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Luật giám định tư pháp 2012.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn