Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong vụ án hình sự

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 19/10/2018

Chào các anh/chị, em tên Vũ Hạ sinh sống và làm việc tại Lâm Đồng. Vừa qua, để hoàn thành bài báo cáo em có tìm hiểu về nhiệm vụ, quyền hạn của những người than gia tố tụng trong vụ án hình sự, tuy nhiên em chưa được rõ lắm: Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán trong vụ án hình sự được quy định như thế nào? Nhờ các anh/chị hỗ trợ giúp.

    • Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán như sau:

      1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

      a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;

      b) Tiến hành xét xử vụ án;

      c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;

      d) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

      2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:

      a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;

      b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

      c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;

      d) Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;

      đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;

      e) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

      g) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;

      h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.

      3. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn