Những trường hợp nào không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/07/2020

Các quy định về hòa giải, đối thoại tại Tòa án sẽ có hiệu lực pháp luật trong thời gian tới đây. Cho mình có quy định về những trường hợp nào không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án? Nhờ hỗ trợ.

    • Những trường hợp nào không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án?
      (ảnh minh họa)
    • Theo Điều 19 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 (có hiệu lực tư 01/01/2021) thì những trường hợp không tiến hành hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm:

      - Yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

      - Vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.

      - Người khởi kiện, người yêu cầu, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được mời tham gia hòa giải, đối thoại hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan hoặc không thể tham gia hòa giải, đối thoại được vì có lý do chính đáng.

      - Một bên vợ hoặc chồng trong tranh chấp ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

      - Một trong các bên đề nghị không tiến hành hòa giải, đối thoại.

      - Một trong các bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.

      - Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn