Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ như thế nào?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 21/06/2022

Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ như thế nào? Con của phạm nhân nữ bao nhiêu tuổi thì phải gửi về cho gia đình nuôi dưỡng? Đơn vị nào sẽ tiếp nhận con của nữ phạm nhân từ 36 tháng tuổi trở lên khi không có thân nhân nhận về nuôi?

 
 
    • Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ như thế nào?
      (ảnh minh họa)
    • Phạm nhân làm thêm giờ thì được chế độ như thế nào?

      Xin hỏi, ngoài thời gian lao động 8 tiếng thì bên quản giáo nếu yêu cầu làm thêm giờ thì khi làm thêm như vậy phạm nhân sẽ được chế độ gì?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 1 Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 " href="https://lawnet.vn/vb/luat-thi-hanh-an-hinh-su-2019-5EB97.html" target="_blank" rel="nofollow noopener noreferrer">Điều 32 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về chế độ lao động của phạm nhân như sau:

      Phạm nhân được tổ chức lao động phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và đáp ứng yêu cầu quản lý, giáo dục, hòa nhập cộng đồng. Phạm nhân lao động phải dưới sự giám sát, quản lý của trại giam, trại tạm giam. Thời giờ lao động của phạm nhân không quá 08 giờ trong 01 ngày và 05 ngày trong 01 tuần, được nghỉ vào các ngày chủ nhật, lễ, tết theo quy định của pháp luật. Trường hợp đột xuất hoặc thời vụ, Giám thị trại giam có thể yêu cầu phạm nhân làm thêm giờ nhưng không được vượt quá tổng số giờ làm thêm trong ngày theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp phạm nhân lao động thêm giờ hoặc lao động trong ngày nghỉ thì được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

      Như vậy, về nguyên tắc ngoài thời gian lao động 8 tiếng thì bên quản giáo nếu yêu cầu làm thêm giờ thì khi làm thêm như vậy phạm nhân sẽ được chế độ là được nghỉ bù hoặc được bồi dưỡng bằng tiền, hiện vật.

      Con của phạm nhân nữ bao nhiêu tuổi thì phải gửi về cho gia đình nuôi dưỡng?

      Con của phạm nhân nữ bao nhiêu tuổi thì sẽ phải gửi về cho gia đình nuôi dưỡng? Nhờ tư vấn.

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 5 Điều 51 Luật Thi hành án Hình sự 2019 có quy định:

      Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.

      Như vậy, theo quy định thì phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng.

      Đơn vị nào sẽ tiếp nhận con của nữ phạm nhân từ 36 tháng tuổi trở lên khi không có thân nhân nhận về nuôi?

      Cho hỏi theo luật thì đơn vi nào sẽ tiếp nhận con của phạm nhân nữ từ 36 tháng tuổi trở lên khi không có thân nhân nhận về nuôi?

      Trả lời:

      Căn cứ Khoản 5 Điều 51 Luật Thi hành án Hình sự 2019 có quy định:

      Phạm nhân nữ có con từ 36 tháng tuổi trở lên phải gửi con về cho thân nhân nuôi dưỡng. Trường hợp con của phạm nhân không có thân nhân nhận nuôi dưỡng thì trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu phải đề nghị cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phạm nhân chấp hành án chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội tiếp nhận, nuôi dưỡng. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan chuyên môn về lao động, thương binh và xã hội thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải chỉ định cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, nuôi dưỡng. Người chấp hành xong án phạt tù được nhận lại con đang được cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng.

      Như vậy, theo quy định thì cơ sở bảo trợ xã hội sẽ được chỉ định để tiếp nhận, nuôi dưỡng con của phạm nhân nữ từ 36 tháng tuổi trở lên theo quy định trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn