Phán quyết của trọng tài thương mại bị hủy trong trường hợp nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/03/2019

Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Phán quyết của trọng tài thương mại bị hủy trong trường hợp nào? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

    • Pháp luật nước ta có quy định: Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Cụ thể, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong những trường hợp bị hủy theo quy định của pháp luật thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp.

      Theo đó, tại Khoản 2 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về những trường hợp phán quyết trọng tài thương mại bị hủy bao gồm:

      - Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;

      - Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của pháp luật;

      - Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ;

      - Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;

      - Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

      Trên đây là nội dung giải đáp về các trường hợp phán quyết của trọng tài thương mại bị hủy.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn