Quy định ra sao về kế hoạch thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 16/12/2022

Kế hoạch thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào? Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra như thế nào? Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc hỏi cung bị can được quy định như thế nào?

Nhờ anh chị tư vấn, cảm ơn anh chị đã hỗ trợ.

    • Kế hoạch thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như thế nào?

      Tại Điều 48 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020' onclick="vbclick('6B88B', '384227');" target='_blank'>Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về kế hoạch thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố như sau:

      1. Kiểm sát viên phải xây dựng kế hoạch thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra (trường hợp áp dụng theo thủ tục rút gọn thì Kiểm sát viên không cần thiết phải xây dựng kế hoạch thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra), trình lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phê duyệt. Nội dung kế hoạch dự kiến các nhiệm vụ và hoạt động cụ thể, phân công thực hiện, cách thức, lực lượng, thời gian thực hiện và các vấn đề khác có liên quan.

      2. Kiểm sát viên chủ động thực hiện kế hoạch; báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để bổ sung, điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết; bảo đảm việc thực hiện kế hoạch đúng hướng, sát thực tế, hiệu quả, đúng thời hạn.

      3. Đối với vụ án có nhiều Kiểm sát viên, Kiểm tra viên thụ lý giải quyết thì lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện hoặc Kiểm sát viên thụ lý chính trực tiếp tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch; kiểm tra, đôn đốc các Kiểm sát viên, Kiểm tra viên tiến hành các hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kịp thời quyết định các công việc thuộc thẩm quyền.

      4. Đối với vụ án nghiêm trọng, phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau về đánh giá chứng cứ, đường lối xử lý, lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện phải trực tiếp chỉ đạo việc lập kế hoạch; đồng thời trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra khi xét thấy cần thiết.

      Nguồn: Internet

      Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra như thế nào?

      Tại Điều 49 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020' onclick="vbclick('6B88B', '384227');" target='_blank'>Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định về kiểm sát viên trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn điều tra như sau:

      1. Trong giai đoạn điều tra, khi cần kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn lệnh, quyết định của Cơ quan có thẩm quyền điều tra hoặc trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục theo quy định tại khoản 7 Điều 165 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì Kiểm sát viên trực tiếp tiến hành hỏi cung bị can, lấy lời khai người bị tạm giữ, người bị bắt, bị hại, đương sự, người làm chứng, người chứng kiến, đối chất, thực nghiệm điều tra và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự. Kiểm sát viên phải thông báo trước cho Điều tra viên để phối hợp.

      2. Biên bản, tài liệu, chứng cứ được Kiểm sát viên lập, thu thập trong quá trình tiến hành một số hoạt động điều tra phải được đưa vào hồ sơ vụ án, lưu hồ sơ kiểm sát.

      Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc hỏi cung bị can được quy định như thế nào?

      Tại Điều 50 Quy chế công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành kèm theo Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020' onclick="vbclick('6B88B', '384227');" target='_blank'>Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 có quy định thực hành quyền công tố, kiểm sát việc hỏi cung bị can như sau:

      1. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc hỏi cung bị can ngay từ lần hỏi cung đầu tiên, bảo đảm tính có căn cứ, hợp pháp, đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự. Kiểm sát viên có thể trực tiếp tham gia hỏi cung bị can cùng Điều tra viên, Cán bộ điều tra hoặc kiểm sát biên bản hỏi cung bị can. Trước khi kết thúc điều tra, Kiểm sát viên phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra tổng hợp, đánh giá kết quả hỏi cung; tiến hành phúc cung khi thấy cần thiết.

      2. Khi nhận được thông báo của Điều tra viên, Cán bộ điều tra về việc tiến hành hỏi cung bị can, nếu xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên trực tiếp tham gia việc hỏi cung bị can. Trong trường hợp này, Kiểm sát viên phải nghiên cứu, nắm chắc hồ sơ vụ án, các tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, xác định nội dung cần làm rõ để yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra hỏi; phối hợp với Điều tra viên, Cán bộ điều tra nghiên cứu, phát hiện mâu thuẫn giữa lời khai của bị can với lời khai của người tham gia tố tụng khác, với chứng cứ khác nhằm làm rõ những vấn đề cần phải chứng minh. Kiểm sát viên chú ý cách đặt câu hỏi của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, bảo đảm không để xảy ra việc bức cung, mớm cung, dụ cung; chú ý câu trả lời của bị can để phát hiện tình tiết mới, những điểm chưa rõ và yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra hỏi làm rõ. Nếu thấy việc hỏi cung chưa đạt yêu cầu, Kiểm sát viên trực tiếp hỏi để làm rõ. Khi tham gia hỏi cung bị can cùng Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên ký vào biên bản hỏi cung.

      3. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ biên bản hỏi cung do Điều tra viên, Cán bộ điều tra thực hiện. Kiểm sát viên yêu cầu Điều tra viên, Cán bộ điều tra cung cấp đầy đủ biên bản hỏi cung, các tài liệu khác đã thu thập được liên quan đến việc hỏi cung bị can; tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh với các tài liệu khác trong hồ sơ để xác định tính có căn cứ, hợp pháp và sự phù hợp của lời khai, bảo đảm mọi tình tiết trong lời khai của bị can đều phải được kiểm tra, xác minh làm rõ.

      4. Trong giai đoạn điều tra, Kiểm sát viên trực tiếp hỏi cung bị can trong các trường hợp sau:

      a) Bị can kêu oan;

      b) Bị can khiếu nại hoạt động điều tra;

      c) Có căn cứ xác định việc điều tra có vi phạm pháp luật;

      d) Khi có đề nghị của Cơ quan có thẩm quyền điều tra; tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn hoặc chưa rõ; lời khai của bị can trước sau không thống nhất, lúc nhận tội, lúc chối tội; có căn cứ để nghi ngờ về tính xác thực trong lời khai của bị can hoặc trường hợp bị can bị khởi tố về tội đặc biệt nghiêm trọng và các trường hợp khác khi xét thấy cần thiết.

      5. Trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì trước khi hỏi cung bị can, Kiểm sát viên phải báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để xin ý kiến. Việc Kiểm sát viên hỏi cung bị can được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn