Quy định về hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 27/09/2022

Quy định về hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính? Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong tố tụng hành chính như thế nào? Quy định về xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính?

    • Quy định về hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính?

      Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật quy định về điều này? Xin chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em đang quan tâm và tìm hiểu về lĩnh vực tố tụng hành chính. Em muốn nhờ Ban biên tập tư vấn giúp em trường hợp đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm. Xin chân thành cảm ơn.

      Trả lời:

      Việc hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 172 Luật tố tụng hành chính 2015' onclick="vbclick('48D84', '376086');" target='_blank'>Điều 172 Luật tố tụng hành chính 2015.

      Theo đó, việc hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính được quy định như sau:

      1. Chủ tọa phiên tòa hỏi người khởi kiện về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.

      2. Chủ tọa phiên tòa hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập về việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu độc lập.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập về việc hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

      Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong tố tụng hành chính như thế nào?

      Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong tố tụng hành chính là gì? Em vừa đọc một tài liệu có liên quan đến thủ tục tố tụng hành chính, trong đó có nhắc đến nội dung bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Vậy xin cho em hỏi: Bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong tố tụng hành chính là gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.

      Trả lời:

      Nội dung về bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong tố tụng hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 11 Luật tố tụng hành chính 2015' onclick="vbclick('48D84', '376086');" target='_blank'>Điều 11 Luật tố tụng hành chính 2015.

      Theo đó, nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong tố tụng hành chính được quy định như sau:

      1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm, trừ trường hợp xét xử vụ án hành chính đối với khiếu kiện danh sách cử tri.

      Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Luật này.

      Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

      2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập về nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm trong tố tụng hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật Tố tụng Hành chính 2015.

      Quy định về xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính?

      Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính được quy định như thế nào? Và văn bản pháp luật quy định về điều này? Tôi vừa mới khởi kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cơ quan. Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, tôi có xin bổ sung yêu cầu khởi kiện. Vậy Ban biên tập xin cho tôi hỏi: việc xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm như thế nào? Xin Ban biên tập tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn.

      Trả lời:

      Việc xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính đã được quy định cụ thể tại Điều 173 Luật tố tụng hành chính 2015' onclick="vbclick('48D84', '376086');" target='_blank'>Điều 173 Luật tố tụng hành chính 2015.

      Theo đó, việc xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính được quy định như sau:

      1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.

      2. Trường hợp đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu mà đương sự đã rút.

      Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập về việc xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu tại phiên toà sơ thẩm vụ án hành chính. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo quy định tại Luật tố tụng hành chính 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn