Quy định về kiểm sát phần quyết định bản án dân sự phúc thẩm 2019

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/09/2019

Chào anh chị, em thấy bản án dân sự phúc thẩm thì có hiệu lực kể từ ngày tuyên án, vậy có cần phải kiểm sát phần quyết định bản án hay không ạ? Nếu có thì quy định kiểm sát như thế nào?

    • Căn cứ Điểm d Khoản 3 Điều 7 Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định việc kiểm sát phần quyết định bản án dân sự phúc thẩm như sau:

      - Kiểm sát về thẩm quyền quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm, các căn cứ pháp luật Hội đồng xét xử áp dụng có phù hợp hoặc không phù hợp với phân tích trong phần nhận định của bản án để ra quyết định.

      - Kiểm sát các nội dung mà Tòa án tuyên: Tòa chấp nhận một phần hay toàn bộ kháng cáo, kháng nghị. Việc chấp nhận hay không chấp nhận một phần hay toàn bộ kháng cáo, kháng nghị có cơ sở hay không. Nếu nhận thấy nội dung tuyên là không có cơ sở, cần thông báo đề nghị Viện kiểm sát cấp trên kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

      - Kiểm sát việc tuyên án phí, các chi phí tố tụng và quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có).

      - Tại phiên tòa phúc thẩm, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội thì Kiểm sát viên kiểm sát việc Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm, công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

      => Mặc dù bản án dân sự phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án, nhưng chưa hẳn là chính xác. Do đó, Viện kiểm sát phải thực hiện kiểm sát lại phần quyết định, để đảm bảo bản án công bằng và đúng pháp luật.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn