Quy định về tang vật không có giá trị sử dụng

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 15/09/2016

Tôi tên Nguyễn Minh Dũng, xin hỏi vấn đề sau: Tại khoản 4 Điều 61 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính có cụm từ “tang vật , phương tiện bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng”, xin cho hỏi: - Những tang vật, phương tiện nào gọi là không còn giá trị sử dụng? Có văn bản nào quy định cụ thể hàng hóa nào là không còn giá trị sử dụng? Ví dụ: Tang vật là quần áo cũ bị tạm giữ trong một vụ vi phạm hành chính không xác định được chủ sở hữu có xem là tang vật không còn giá trị sử dụng hay không? Mong nhận được giải đáp.

    • Mục 25 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban thường vụ quốc hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008 quy định như sau:

      “25. Sửa đổi, bổ sung Điều 61 như sau:

      "Điều 61. Xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

      1. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu thì người quyết định tịch thu có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện.

      Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan trung ương ra quyết định tịch thu thì giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi xảy ra hành vi vi phạm để bán đấu giá.

      Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tịch thu thì giao cho Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh nơi cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu đóng trụ sở để bán đấu giá.

      Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do người có thẩm quyền của cơ quan cấp huyện trở xuống ra quyết định tịch thu thì thành lập Hội đồng bán đấu giá của cấp huyện để bán đấu giá.

      Việc bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá.

      Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu mà không bán được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu thành lập hội đồng để thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật.

      Tiền thu được từ bán đấu giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, sau khi trừ các chi phí theo quy định của pháp luật, phải được nộp vào ngân sách nhà nước qua tài khoản mở tại Kho bạc nhà nước.

      2. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng bị buộc tiêu huỷ hoặc tang vật, phương tiện bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng thì người có thẩm quyền phải lập Hội đồng xử lý để tiêu huỷ. Tuỳ thuộc vào tính chất của tang vật, phương tiện, thành phần Hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc tiêu huỷ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được lập biên bản có chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý.

      Đối với hàng hoá, vật phẩm, phương tiện bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc bị buộc tái xuất, thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn ghi trong quyết định xử phạt.

      3. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì người có thẩm quyền tịch thu phải tiến hành lập biên bản và tổ chức bán ngay. Tiền thu được phải gửi vào tài khoản tạm gửi mở tại Kho bạc nhà nước. Nếu sau đó theo quyết định của người có thẩm quyền, tang vật đó bị tịch thu thì tiền thu được phải nộp vào ngân sách nhà nước; trong trường hợp tang vật đó không bị tịch thu thì tiền thu được phải trả cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.

      4. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ tang vật, phương tiện quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, mà không biết rõ chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền tịch thu phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tịch thu; trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày thông báo được niêm yết công khai, nếu không xác định được chủ sở hữu, người quản lý, người sử dụng hợp pháp hoặc những người này không đến nhận thì người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm để xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

      Như vậy, theo quy định nói trên, tang vật, phương tiện không có giá trị sử dụng có thể là văn hoá phẩm độc hại, hàng giả không có giá trị sử dụng, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi, cây trồng bị buộc tiêu huỷ hoặc tang vật, phương tiện bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng.

      Đối với tang vật là quần áo cũ không xác định được chủ sở hữu thì tuỳ tình hình thực tế, tính chất của tang vật (cũ như thế nào, còn có thể sử dụng hay không, sử dụng vào mục đích gì…) theo đánh giá của Hội đồng xử lý hoặc người có thẩm quyền tịch thu có thể được coi là tang vật không còn giá trị sử dụng theo quy định tại khoản 2 hoặc tang vật cần xác định chủ sở hữu theo quy định tại khoản 4 Mục 25 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính của Uỷ ban thường vụ quốc hội số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008 nêu trên.

      Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sẽ có hiệu lực vào ngày 01/7/2013) về cơ bản cũng kế thừa quy định nói trên của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, theo đó điểm e khoản 1 Điều 82 có quy định: “Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu nhưng không còn giá trị sử dụng hoặc không bán đấu giá được thì cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tịch thu phải lập hội đồng xử lý gồm đại diện các cơ quan nhà nước hữu quan. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu phải được lập thành biên bản có chữ ký của các thành viên hội đồng xử lý. Phương thức, trình tự, thủ tục xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước”.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn