Quy trình chung về kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự năm 2019

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 20/09/2019

Tôi đang là Kiểm sát viên tại Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, được biết VKSTC mới ban hành quy trình chung về kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự. Nhờ ban biên tập cung cấp quy trình kèm theo văn bản để tôi kịp thời áp dụng cho phù hợp.

    • Căn cứ Điều 4 Quyết định 399/QĐ-VKSTC năm 2019 quy định quy trình chung về kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự như sau:

      1. Trường hợp VKS tham gia phiên tòa:

      - Vào Sổ thụ lý kiểm sát bản án, quyết định.

      - Lập Phiếu kiểm sát theo Mẫu số 14/DS Danh mục biểu mẫu công tác kiểm sát việc giải quyết vụ việc dân sự được ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSTC ngày 01/6/2017 về việc ban hành mẫu văn bản tố tụng, nghiệp vụ tạm thời trong lĩnh vực kiểm sát hoạt động tư pháp (sau đây viết tắt là Mẫu số 14/DS).

      - Bổ sung văn bản, tài liệu cần thiết vào hồ sơ kiểm sát theo quy định tại Điều 12 Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 364/QĐ-VKSTC ngày 02/10/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao (sau đây viết tắt là Quy chế số 364/2017).

      - Kiểm sát hình thức, nội dung bản án, quyết định; yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo Mẫu số 06/DS hoặc tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo đảm cho việc kháng nghị (nếu cần thiết), trừ trường hợp bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

      - Sao gửi bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.

      Đối với bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm phải sao gửi ngay bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó, thông báo việc kháng cáo (nếu có) cho Viện kiểm sát ở cấp phúc thẩm để thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo thẩm quyền.

      Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát ở cấp sơ thẩm hoặc phúc thẩm sao gửi bản án, quyết định kèm theo Phiếu kiểm sát bản án, quyết định đó cho Viện kiểm sát cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ.

      - Dự thảo văn bản kiến nghị theo Mẫu số 10/DS hoặc quyết định kháng nghị theo các mẫu số 15/DS, 18/DS, 31/DS, 33/DS trong trường hợp phát hiện bản án, quyết định có vi phạm.

      2. Trường hợp VKS không tham gia phiên tòa: Công chức thực hiện các bước quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng trước khi thực hiện hoạt động theo điểm c khoản 1, công chức có thể yêu cầu Tòa án chuyển hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 quy định việc phối hợp giữa Viện kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân trong việc thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây viết tắt là TTLT số 02/2016) để kiểm sát, xem xét việc kháng nghị, nếu thấy cần thiết.

      => Trên đây là quy trình chung về kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ án dân sự mới được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, và công chức thực hiện công việc kiểm sát sẽ áp dụng quy trình này kể từ ngày 06/9/2019.

      Chúng tôi phản hồi thông tin đến bạn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn