Quyền hạn của Thư ký tòa trong tố tụng hành chính? Xử lý người không chấp hành bản án hành chính của Tòa án

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 20/04/2022

Quyền hạn của Thư ký tòa trong tố tụng hành chính? Xử lý người không chấp hành bản án hành chính của Tòa án? Thẩm quyền của tòa án giải quyết vụ án hành chính?

    • Quyền hạn của Thư ký tòa trong tố tụng hành chính?

      Xin cho biết các nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án trong tố tụng hành chính? Mong nhận được câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

      Trả lời: Nhiệm vụ, quyền hạn của Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 41 Luật Tố tụng hành chính 2015' onclick="vbclick('48D84', '363295');" target='_blank'>Điều 41 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:

      Khi được phân công, Thư ký Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

      1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.

      2. Phổ biến nội quy phiên tòa.

      3. Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.

      4. Ghi biên bản phiên tòa, biên bản phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.

      5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

      Trên đây là quy định về quyền hạn của thư ký tòa án trong tố tụng hành chính. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Tố tụng hành chính 2015 để nắm rõ quy định này.

      Xử lý người không chấp hành bản án hành chính của Tòa án

      Xin hỏi pháp luật có biện pháp xử lý như thế nào đối với người không chấp hành bản án hành chính của Tòa án?

      Trả lời: Xử lý người không chấp hành bản án hành chính được quy định tại Điều 314 Luật Tố tụng hành chính năm 2015 cụ thể:

      Xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính

      1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Tòa án, quyết định buộc thi hành án của Tòa án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

      2. Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý cản trở việc thi hành án thì tùy từng trường hợp mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."

      Trên đây là quy định về xử lý người không chấp hành bản án hành chính của Tòa án. Bạn có thể tham khảo chi tiết tại Luật tố tụng hành chính 2015.

      Thẩm quyền của tòa án giải quyết vụ án hành chính?

      Luật Tố tụng hành chính quy định như thế nào về thẩm quyền của tòa án giải quyết vụ án hành chính? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

      Trả lời: Theo quy định tại Điều 30, 31, 32 Luật Tố tụng hành chính 2015 thì:

      Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

      1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:

      a) Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;

      b) Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;

      c) Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.

      2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.

      3. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.

      4. Khiếu kiện danh sách cử tri.

      Điều 31. Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện

      Tòa án cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

      1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

      2. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án đối với công chức thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

      3. Khiếu kiện danh sách cử tri của cơ quan lập danh sách cử tri trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

      Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh

      Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:

      1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

      2. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan thuộc một trong các cơ quan nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này và quyết định hành chính, hành vi hành chính của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nơi cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính.

      3. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước cấp tỉnh trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án và của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó.

      4. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

      5. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan đại diện của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan đó mà người khởi kiện có nơi cư trú trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án; trường hợp người khởi kiện không có nơi cư trú tại Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội hoặc Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

      6. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương mà người khởi kiện có nơi làm việc khi bị kỷ luật trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

      7. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mà người khởi kiện có nơi cư trú, nơi làm việc hoặc trụ sở trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án.

      8. Trường hợp cần thiết, Tòa án cấp tỉnh có thể lấy lên giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện theo quy định tại Điều 31 của Luật này.

      Trên đây là quy định về thẩm quyền của tòa án trong việc giải quyết vụ án hành chính. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật Hành chính 2015 để nắm rõ quy định này.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn