Quyền hạn và nhiệm vụ của đại diện VKS tại phiên tòa hành chính

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/09/2016
Về sự tham gia của đại diện VKS tại phiên tòa hành chính, Luật tố tụng hành chính có quy định: Tại phiên tòa, đại diện VKS không phát biểu quan điểm về hướng giải quyết vụ án mà chỉ phát biểu về ý kiến thủ tục tố tụng. Như vậy, việc hỏi tại phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 148 Luật Tố tụng hành chính thì VKS có quyền hỏi về việc gì và hỏi ai?
    • Theo Điều 160 Luật tố tụng hành chính quy định việc phát biểu của Kiểm sát viên:“Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng hành chính, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án”.

      Tại khoản 2 Điều 148 Luật Tố tụng hành chính quy định việc hỏi tại phiên tòa như sau: “Sau khi nghe xong lời trình bày của đương sự, việc hỏi từng người về từng vấn đề được thực hiện theo thứ tự Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến Hội thẩm nhân dân, sau đó đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, những người tham gia tố tụng khác và Kiểm sát viên”.

      Như vậy, Kiểm sát viên có quyền tham gia việc hỏi đối với các đương sự, và cũng không bị hạn chế về nội dung câu hỏi, nhưng phải tuân theo thứ tự nêu trên.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn