Thẩm quyền của tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp, yêu cầu

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 09/02/2017
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong việc giải quyết tranh chấp, yêu cầu?
    • 1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

      a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình;

      b) Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
      Mua bán hàng hóa;
      Cung ứng dịch vụ;
      Phân phối;
      Đại diện, đại lý;
      Ký gửi;
      Thuê, cho thuê, thuê mua;
      Xây dựng;
      Tư vấn, kỹ thuật;
      Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thủy nội địa;
      Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
      Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
      Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
      Bảo hiểm;
      Thăm dò, khai thác

      c) Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định, trừ những tranh chấp sau đây không nhất thiết phải hòa giải tại cơ sở:

      Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

      Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động và người sử dụng lao động; về trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

      Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

      Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về lao động

      Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa

      2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết nhứng yêu cầu sau đây:

      a) Yêu cầu về dân sự:

      - Yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự hoặc quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.

      - Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó

      - Yêu cầu tuyên bố một người mất tích, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.

      - Yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, hủy bỏ quyết định tuyên bố một người là đã chết

      - Yêu cầu công bố văn bản công chứng vô hiệu

      - Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; phân chia tài sản chung để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự

      b) Yêu cầu về hôn nhân gia đình

      - Yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

      - Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

      - Yêu cầu công nhận sự thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

      - Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với von chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn

      - Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi

      3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn