Thời gian nào không được cưỡng chế thi hành án dân sự?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 19/07/2022

Thời gian nào không được cưỡng chế thi hành án dân sự? Có khấu trừ hết tiền lương mỗi tháng khi thi hành án không? Ai có trách nhiệm xác minh tài sản của người phải thi hành án?

Mong Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn.

 

    • Thời gian nào không được cưỡng chế thi hành án dân sự?

      Ban biên tập cho tôi hỏi, Cơ quan thi hành án dân sự không được thi hành biện pháp cưỡng chế trong thời gian nào? Nhờ tư vấn.

      Trả lời: Theo Khoản 2 Điều 46 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định thời gian không được cưỡng chế thi hành án, cụ thể như sau:

      2. Không tổ chức cưỡng chế thi hành án trong thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật và các trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

      Như vậy, trong việc thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự không được cưỡng chế thi hành án vào khoảng thời gian từ 22 giờ tối đến 06 giờ sáng hôm sau và các ngày nghỉ, lễ theo quy định pháp luật.

      Có khấu trừ hết tiền lương mỗi tháng khi thi hành án không?

      Tôi đang làm cho một công ty, lương của tôi là 6.000.000 đồng, tôi phải có nghĩa vụ trả anh Trọng 10 triệu đồng theo bản án số 112/ST-DS Bản án ấn định trừ vào thu nhập. Vậy khi cơ quan thi hành án thi hành án có trừ hết lương của tôi không?

      Trả lời: Theo Khoản 3 Điều 78 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định mức trừ vào lương của người thi hành án như sau:

      3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

      Như vậy, khi cơ quan thi hành án ra quyết định trừ vào thu nhập người phải thi hành án thì mức trừ là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng. Nếu bạn và anh Trọng có thỏa thuận khác về mức trừ vào thu nhập thì CQTHA sẽ tôn trong quyết định thỏa thuận của 02 bên, sự thỏa thuận này phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng.

      Ai có trách nhiệm xác minh tài sản của người phải thi hành án?

      Tôi thắng kiện trong vụ tranh chấp “hợp đồng vay tài sản”. Sau khi tôi được tòa cấp cho bản án thì tôi đến Chi cục Thi hành án dân sự huyện yêu cầu thi hành án. Cơ quan này yêu cầu tôi viết đơn theo mẫu, trong đó có nội dung yêu cầu phải kê khai tài sản của người phải thi hành án như là nhà, đất, tiền, xe cộ...và phải có xác nhận ở cấp xã mà tôi đâu có biết tài sản của họ ở đâu để kê khai. Tôi chỉ biết là tôi nộp đơn yêu cầu thi hành án còn phần xác minh là của Chi cục thi hành án huyện chứ sao cơ quan này lại bắt tôi phải tự đi xác minh tài sản của phía bên kia. Họ làm như vậy có đúng pháp luật hay không?

      Trả lời: Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:

      - Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu; Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu; Họ, tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án; Nội dung yêu cầu thi hành án; Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành án của người phải thi hành án.

      Do đó, Chi cục Thi hành án dân sự huyện yêu cầu bạn phải kê khai tài sản của người phải thi hành án như nhà, đất, tiền, xe …là đúng quy định nêu trên. Trường hợp bạn không biết rõ tài sản của bên phải thi hành án thì bạn có thể yêu cầu chấp hành viên xác minh tài sản giúp bạn theo Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008' onclick="vbclick('14115', '369477');" target='_blank'>Điều 44 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (về xác minh điều kiện thi hành án).

      Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, nếu người được thi hành án đã áp dụng các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được điều kiện thi hành án của người phải thi hành án thì có thể yêu cầu Chấp hành viên tiến hành xác minh. Việc yêu cầu này phải được lập thành văn bản và phải ghi rõ các biện pháp đã được áp dụng nhưng không có kết quả, kèm theo tài liệu chứng minh.

      Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh của người được thi hành án, Chấp hành viên phải tiến hành việc xác minh; trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải xác minh ngay. Việc xác minh phải được lập thành biên bản, có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố, UBND, công an cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi tiến hành xác minh. Biên bản xác minh phải thể hiện đầy đủ kết quả xác minh .

      Như vậy, trước tiên bạn phải tự xác minh điều kiện thi hành án, nếu bạn đã sử dụng hết các biện pháp cần thiết mà không thể tự xác minh được thì bạn làm đơn yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án theo quy định nêu trên.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn