Thời hạn xét xử vụ án hình sự

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 30/08/2016
Công em bị trộm cắp container trị giá hơn 500 triệu đồng. 2 tháng trước đây, cảnh sát đã bắt đầu điều tra và hiện đã tìm ra thủ phạm, thu hồi về được một phần tài sản bị đánh cắp. Tuy nhiên, phần lớn số container bị mất không thu hồi được do đã được bán cho một người khác, người này đã cắt số container trên làm sắt vụn. Cty em đang thoả thuận về bồi thường với các đối tượng trên, tuy nhiên người phá container làm sắt vụn chỉ đồng ý bồi thường 100 triệu đồng với lý do sắt vụn hiện nay chỉ bán được với giá như vậy, còn thủ phạm đánh cắp container thì kí biên bản đồng ý bồi thường 250 triệu đồng nhưng nguồn bồi thường lại là đất đang trong diện quy hoạch. Cty em rất muốn khiếu kiện đòi bồi thường toàn bộ thiệt hại, nhưng cảnh sát điểu tra nói vụ án này phải 6 tháng nữa mới có thể đem ra xét xử, thời gian như vậy thiệt hại của công ty em tăng lên rất nhiều do tổn thất trong việc kinh doanh cũng như biến động tăng của giá container trên thị trường. Các anh chị có thể cho em hỏi về thời gian đưa vụ án ra xét xử như vậy có đúng quy định của pháp luật không và Cty em có thể làm gì để bảo vệ được quyền lợi của mình? Nguyễn Thị Vân Anh.
    • Chào bạn,
      Theo thông tin bạn nêu, vụ án còn đang trong giai đoạn điều tra. Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra sẽ chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát đề nghị truy tố trước tòa.
      và thời hạn quyết định truy tố được quy định như sau:

      "Điều 166. Thời hạn quyết định truy tố (Bộ luật tố tụng hình sự)1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:

      a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;

      b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

      c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

      Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

      Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.

      2. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

      3. Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án.

      4. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền."

      Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

      "Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử

      1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.

      2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:

      a) Đưa vụ án ra xét xử ;

      b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

      c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

      Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

      Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.

      Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử."

      Chào bạn,
      Theo thông tin bạn nêu, vụ án còn đang trong giai đoạn điều tra. Sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra sẽ chuyển hồ sơ đến Viện kiểm sát đề nghị truy tố trước tòa.
      và thời hạn quyết định truy tố được quy định như sau:

      "Điều 166. Thời hạn quyết định truy tố (Bộ luật tố tụng hình sự)1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:

      a) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;

      b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

      c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

      Trong trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn, nhưng không quá mười ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng; không quá mười lăm ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng; không quá ba mươi ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

      Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra một trong những quyết định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa biết; giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can. Người bào chữa được đọc bản cáo trạng, ghi chép, sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa theo quy định của pháp luật và đề xuất yêu cầu.

      2. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát có quyền quyết định việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can. Thời hạn tạm giam không được quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này.

      3. Trong trường hợp truy tố thì trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày ra quyết định truy tố bằng bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải gửi hồ sơ và bản cáo trạng đến Tòa án.

      4. Trong trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền."

      Về thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:

      "Điều 176. Thời hạn chuẩn bị xét xử

      1. Sau khi nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa có nhiệm vụ nghiên cứu hồ sơ; giải quyết các khiếu nại và yêu cầu của những người tham gia tố tụng và tiến hành những việc khác cần thiết cho việc mở phiên tòa.

      2. Trong thời hạn ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra một trong những quyết định sau đây:

      a) Đưa vụ án ra xét xử ;

      b) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;

      c) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

      Đối với những vụ án phức tạp, Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.

      Trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày.

      Đối với vụ án được trả lại để điều tra bổ sung thì trong thời hạn mười lăm ngày sau khi nhận lại hồ sơ, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải ra quyết định đưa vụ án ra xét xử."

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn