Thủ tục bảo lĩnh tại ngoại theo quy định BLTTHS 2015?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 08/09/2016

Tôi muốn hỏi bảo lãnh tại ngoại thì cần những điều kiện gì và thủ tục theo quy định BLTTHS 2015 như thế nào ?

    • Theo quy định tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn trong tố tụng hình sự để thay thế biện pháp tạm giam căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội và nhân thân của bị can, bị cáo. Điều kiện và thủ tục như sau:

      1. Thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh: tùy vào giai đoạn điều tra, truy tố hoặc xét xử mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh.

      2. Người nhận bảo lĩnh:

      a) Cơ quan, Tố chức: nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình.

      b) Cá nhân: có ít nhất 2 người (đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, thu nhập ổn định, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh) và là người thân thích của bị can, bị cáo (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của bị can bị cáo)

      3. Thủ tục bảo lĩnh:

      a) Cá nhân bảo lĩnh: nộp giấy cam đoan của 2 bên bao gồm cá nhân và bị can bị cáo (xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan tổ chức nơi người đó làm việc) tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh.

      b) Cơ quan, tổ chức: nộp giấy cam đoan của 2 bên bao gồm cơ quan, tổ chức và bị can, bị cáo (xác nhận người đứng đầu cơ quan, tổ chức) tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh.

      4. Nghĩa vụ của bị can, bị cáo được bảo lĩnh:

      a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

      b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

      c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

      - Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định thì bị tạm giam.

      - Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn