Thủ tục mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đối với quyết định hình sự của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 21/07/2017

Thủ tục mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đối với quyết định hình sự của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định như thế nào?  Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật, trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Trong quá trình học, em gặp một số vướng mắc trong mảng tố tụng hình sự mong được anh chị giúp đỡ. Em được biết, khi có yêu cầu, đề nghị, kiến nghị của các chủ thể có thẩm quyền, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải tiến hành mở phiên họp xem xét lại các quyết định hình sự của mình. Vậy, pháp luật quy định ra sao về thủ tục mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đối với quyết định hình sự của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao? Nội dung này em có thể tham khảo thêm tại đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Quý Ban biên tập. Cảm ơn các anh chị rất nhiều! Trần Thu Hằng (hang***@gmail.com)

    • Theo quy định pháp luật hiện hành, khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.

      Thủ tục mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đối với quyết định hình sự của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 407 Bộ luật tố tụng hình sự 2015' onclick="vbclick('487B4', '193573');" target='_blank'> Điều 407 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Cụ thể là:

      1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trình bày tóm tắt nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án.

      2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trình bày về các vấn đề sau:

      a) Nội dung kiến nghị, đề nghị;

      b) Căn cứ kiến nghị, đề nghị;

      c) Phân tích chứng cứ cũ và chứng cứ mới bổ sung (nếu có) để làm rõ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc những tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

      3. Trường hợp xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc xem xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kiến nghị, đề nghị; nêu rõ quan điểm và lý do nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.

      4. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết theo đa số về việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

      5. Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định về việc mở phiên họp để xem xét lại quyết định của mình.

      6. Mọi diễn biến tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị và các quyết định được thông qua tại phiên họp được ghi vào biên bản phiên họp và lưu hồ sơ xem xét kiến nghị, đề nghị.

      Trên đây là nội dung tư vấn đối với thắc mắc của bạn về thủ tục mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đối với quyết định hình sự của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn