Tiền lương được dùng để thi hành án như thế nào?

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 27/05/2022

Tiền lương được dùng để thi hành án như thế nào? Thỏa thuận với người được thi hành án hoãn thi hành được không?Tôi có nợ 500 triệu đồng và đã được Tòa án ra bản án buộc tôi phải trả cho họ cả vốn và lãi là 550 triệu đồng. Vì tôi không có tài sản gì nên cơ quan thi hành án có trao đổi với tôi là phải lấy tiền lương để thi hành án. Lương của tôi chỉ có 10 triệu đồng/ tháng và tôi còn phải trả tiền thuê nhà và nuôi con nhỏ hàng tháng. Vậy cho tôi hỏi khoản lương này sẽ bị thi hành án như thế nào? Và nếu tôi thỏa thuận với người được thi hành án thì tôi có được hoãn thi hành án không? Xin cảm ơn!

    • Tiền lương được dùng để thi hành án như thế nào?

      Căn cứ Điều 71 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành án như sau:

      1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.

      2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.

      3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.

      4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

      5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.

      6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

      Căn cứ Điều 78 Luật này quy định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án như sau:

      1. Thu nhập của người phải thi hành án gồm tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động và thu nhập hợp pháp khác.

      2. Việc trừ vào thu nhập của người phải thi hành án được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

      a) Theo thỏa thuận của đương sự;

      b) Bản án, quyết định ấn định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án;

      c) Thi hành án cấp dưỡng, thi hành án theo định kỳ, khoản tiền phải thi hành án không lớn hoặc tài sản khác của người phải thi hành án không đủ để thi hành án.

      3. Chấp hành viên ra quyết định trừ vào thu nhập của người phải thi hành án. Mức cao nhất được trừ vào tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp mất sức lao động là 30% tổng số tiền được nhận hàng tháng, trừ trường hợp đương sự có thoả thuận khác. Đối với thu nhập khác thì mức khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế của người phải thi hành án, nhưng phải đảm bảo điều kiện sinh hoạt tối thiểu của người đó và người được nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

      4. Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động, Bảo hiểm xã hội nơi người phải thi hành án nhận tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, tiền trợ cấp và các thu nhập hợp pháp khác có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

      Như vậy, mức khẩu trừ vào thu nhập của bạn do Chấp hành viên ra quyết định nhưng sẽ dưới 30% tổng số tiền được nhận được của người lao động.

      Thỏa thuận với người được thi hành án hoãn thi hành được không?

      Căn cứ Khoản 21 Điều 1 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi 2014 quy định như sau:

      21. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 48 như sau:

      “1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp sau đây:

      a) Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án;

      b) Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định;

      c) Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;

      d) Tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 của Luật này; tài sản được kê biên theo Điều 90 của Luật này nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm;

      đ) Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 170 và khoản 2 Điều 179 của Luật này;

      e) Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng không đến nhận;

      g) Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 54 của Luật này chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;

      h) Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 104 của Luật này.”

      Theo đó, nếu bạn và người được thi hành án thỏa thuận hoãn thi hành án và việc đồng ý hoãn thi hành án lập thành văn bản theo quy định trên thì bạn có thể hoãn thi hành án.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn