Tiêu chuẩn và trình tự công nhận hòa giải viên và tổ hòa giải ở cơ sở

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/02/2017
Tiêu chuẩn và trình tự công nhận hòa giải viên và tổ hòa giải ở cơ sở như thế nào?
    • 1. Điều 7 của Luật Hòa giải ở cơ sở quy định tiêu chuẩn hòa giải viên như sau:

      Người được bầu làm hòa giải viên phải là công dân Việt Nam thường trú tại cơ sở, tự nguyện tham gia hoạt động hòa giải và có các tiêu chuẩn sau:

      - Có phẩm chất đạo đức tốt; có uy tín trong cộng đồng dân cư;

      - Có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật.

      2. Điều 8 của Luật Hòa giải ở cơ sở quy định trình tự công nhận hòa giải viên như sau:

      - Người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 của Luật này có quyền ứng cử hoặc được Ban công tác Mặt trận phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận giới thiệu vào danh sách bầu hòa giải viên.

      - Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức bầu hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố bằng một trong các hình thức sau:

      a) Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín tại cuộc họp đại diện các hộ gia đình;

      b) Phát biểu lấy ý kiến các hộ gia đình.

      - Kết quả bầu hòa giải viên:

      a) Người được đề nghị công nhận là hòa giải viên phải đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý;

      b) Trường hợp số người đạt trên 50% đại diện hộ gia đình trong thôn, tổ dân phố đồng ý nhiều hơn số lượng hòa giải viên được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 12 của Luật này thì danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên lấy theo kết quả bỏ phiếu từ cao xuống thấp;

      c) Trường hợp số người được bầu không đủ để thành lập tổ hòa giải thì tổ chức bầu bổ sung cho đủ số lượng;

      d) Trưởng Ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

      - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định công nhận hòa giải viên. Quyết định công nhận hòa giải viên được gửi cho Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp xã, Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, hòa giải viên và thông báo công khai ở thôn, tổ dân phố.

      3. Trình tự công nhận tổ hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 12 của Luật này như sau:

      - Tổ hòa giải có tổ trưởng và các hoà giải viên. Mỗi tổ hòa giải có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hoà giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, tổ hòa giải phải có người dân tộc thiểu số.

      - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng tổ hòa giải, số lượng hòa giải viên trong một tổ hòa giải căn cứ vào đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, dân số của địa phương và đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

      - Hằng năm, Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức, hoạt động của tổ hoà giải và kiến nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã để đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã kiện toàn tổ hòa giải.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn