Tố cáo hành vi dùng nhục hình, bức cung

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Khi bị xét hỏi ở phòng thẩm vấn, cảnh sát viên có hành động đánh đập và có những lời lẽ thô tục thì người bị thẩm vấn có được quyền tự vệ hoặc làm đơn khiếu nại không?

    • Công dân được nhà nước bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Bộ luật Tố tụng hình sự nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

      Trong giai đoạn điều tra, việc hỏi cung bị can phải được thực hiện theo đúng trình tự quy định tại Điều 131 Bộ luật Tố tụng hình sự. Khi hỏi cung, nếu người tiến hành tố tụng bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự tại Điều 298 (Tội dùng nhục hình) hoặc Điều 298 (Tội bức cung).

      Trong quá trình hỏi cung hoặc lấy lời khai, nếu có căn cứ về việc điều tra viên dùng nhục hình hoặc bức cung, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình, cá nhân có thể thực hiện quyền tố cáo theo quy định của pháp luật. Điều 334 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định:

      " Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức."

      Căn cứ điều 337 Bộ luật Tố tụng hình sự thì thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của điều tra viên do người đứng đầu cơ quan điều tra đó có trách nhiệm giải quyết.

      Theo quy định tại điều 336 Bộ luật Tố tụng hình sự, người tố cáo có quyền:

      - Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền;

      - Yêu cầu giữ bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích của mình;

      - Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;

      - Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ khi bị đe doạ, trù dập, trả thù.

      Người tố cáo có nghĩa vụ:

      - Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;

      - Nêu rõ họ tên, địa chỉ của mình;

      - Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật./.

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn