Tòa án liệu có được nhận đơn khởi kiện khi có thỏa thuận trọng tài không?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 28/06/2022

Tòa án liệu có được nhận đơn khởi kiện khi có thỏa thuận trọng tài không? Không có thỏa thuận trọng tài có khởi kiện ra trung tâm trọng tài được không? Thỏa thuận trọng tài không cụ thể thì giải quyết như thế nào?

    • Tòa án liệu có được nhận đơn khởi kiện khi có thỏa thuận trọng tài không?

      Công ty tôi và công ty đối tác có ký với nhau về hợp đồng thương mại, trong hợp đồng chúng tôi đã thỏa nếu có tranh chấp xảy ra sẽ giải quyết thông qua trọng tài thương mại. Tuy nhiên sau khi ký kết xong mới phát hiện trong điều lệ công ty này có quy định người này có quyền ký kết các hợp đồng nhưng không được thỏa thuận trước về hình thức giải quyết tranh chấp. Mặc dù khá rắc rối nhưng sau khi thương lượng thì công ty này đã chấp nhận thỏa thuận trọng tài này. Mới đây công ty tôi chậm trả tiền thì công ty này thông báo sẽ khởi kiện ra tòa án để giải quyết, công ty này cho rằng người ký thỏa thuận trọng tài này không có đủ thẩm quyền nên thỏa thuận trọng tài này vô hiệu nên họ được quyền khởi kiện ra tòa án. Nhờ Luật sư cho tôi biết trường hợp này chúng tôi sẽ giải quyết tranh chấp thông qua tòa án hay thông qua trọng tài thương mại? Cảm ơn.

      Trả lời:

      - Căn cứ Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010' onclick="vbclick('1A633', '366633');" target='_blank'>Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định: Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được.

      - Mặt khác tại Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

      => Với quy định trên thì người không có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền. Như vậy người xác lập thỏa thuận trọng tài của công ty đối tác của công ty bạn có thể người được ủy quyền nhưng vượt quá phạm vi ủy quyền. Từ đó cho thấy nếu căn cứ vào quy định này thì thỏa thuận trọng tài xem như vô hiệu.

      - Tuy nhiên, với trường hợp mà bạn đưa ra thì thỏa thuận trọng tài này vẫn có hiệu lực. Lý do là bởi sau khi biết người xác lập không có thẩm quyền nhưng công ty đã đồng ý thì xem như thỏa thuận này đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày công ty này chấp nhận thỏa thuận. (Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP)

      Kết luận: Với các quy định và phân tích trên thì trường hợp này hai bên phải giải quyết bằng trọng tài thương mại.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Không có thỏa thuận trọng tài có khởi kiện ra trung tâm trọng tài được không?

      Hiện tại công ty tôi đang lên phương án để kiện ra trọng tài thương mại một công ty là đối tác của chúng tôi do vi phạm hợp đồng, cho tôi hỏi trong hợp đồng chúng tôi không có thỏa thuận khi vi phạm sẽ giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại, tuy nhiên bây giờ tôi muốn kiện ra trọng tài thương mại mà cụ thể là VIAC thì có được không? Nhờ giải đáp. Cảm ơn!

      Trả lời: Căn cứ Điều 5 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định:

      "a. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

      b. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

      c. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác."

      => Như vậy với quy định trên, bạn muốn khởi kiện ra trung tâm trọng tài bạn phải có thỏa thuận trước hoặc sau, trường hợp này bạn đã không có thỏa thuận trước khi phát sinh tranh chấp thì sau khi xảy ra tranh chấp bạn phải thỏa thuận với công ty đối tác về khởi kiện ra trung tâm trọng tài thương mại thì mới được khởi kiện. Sở dĩ có quy định này là trung tâm trọng tài không có cơ quan cưỡng chế mà chủ yếu là trung gian giải quyết dựa trên sự tin tưởng của các bên.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Thỏa thuận trọng tài không cụ thể thì giải quyết như thế nào?

      Chúng tôi là hai công ty đối tác, có mối quan hệ khá tốt, thông thường trong các hợp đồng chúng tôi thỏa thuận sẽ giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài, còn trung tâm trọng tài nào thì khi có tranh chấp sẽ thỏa thuận. Mới đây, bên công ty đối tác chậm giao hàng dẫn đến công ty tôi bị thiệt hại nghiêm trọng, sau khi thỏa thuận không thành nên công ty tôi đã nộp đơn khởi kiện đến trung tâm trọng tài VIAC. tuy nhiên khi nhận được đơn khởi kiện từ trung tâm trọng tài bên phía công ty đối tác không chấp nhận nên đã khiếu nại và yêu cầu đổi trung tâm trọng tài? Cho tôi hỏi yêu cầu như vậy thì có chấp nhận được không? nếu có thì giải quyết thế nào? Cảm ơn!

      Trả lời: - Căn cứ Khoản 5 Điều 43 Luật trọng tài thương mại 2010 quy định các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.

      => Việc các bên khi thỏa thuận trọng tài đã không nêu rõ là sẽ giải quyết tranh chấp tại trung tâm trọng tài nào nên khi xảy ra tranh chấp các bên phải thỏa thuận lại trung tâm trọng tài cụ thể nào có thẩm quyền giải quyết. Qua đó cho thấy phía công ty đối tác không chấp nhận là có cơ sở. Tuy nhiên Luật này lại quy định nếu thỏa thuận không thành thì hình thức và trung tâm trọng tài do nguyên đơn quyết định.

      Kết luận: Trong trường hợp này khi công ty đối tác không đồng ý thì bạn sẽ phải mời bên đối tác thỏa thuận lại việc chọn trung tâm trọng tài nào, trường hợp không thỏa thuận được thì bạn giữ nguyên đơn khởi kiện tại trung tâm trọng tài VIAC theo đúng trình tự của Luật trọng tài thương mại.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn