Tội cưỡng đoạt tài sản vì đánh người để lấy 500m phí điện thoại

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 10/02/2017

Xin luật sư tư vấn cho tôi: Em trai tôi đi chơi cùng bạn sau khi đi ăn uống trên đường về thì gặp một va chạm xe nhỏ giữa 2 thanh niên một nam 1 nữ và một ông già nên dừng lại xem. Do không có gì nặng nên người sai là ông già đã đền cho 2 thanh niên 500 nghìn đông. Vì lí do điện thoại hết pin nên người con trai đã mượn điện thoại của bạn đi cùng em tôi để gọi điện về  nhà, sau thời gian gọi dài   khoảng 2h thì người bạn em tôi đã đòi người thanh niên kia 500 nghìn đồng để trả phí điện thoại. Người thanh niên kia nói k có tiền trả nên bảo ban của em tôi đi cùng lên đại lý honda gần đó sửa xe và gọi điện cho người nhà mang tiền xuống trả. Lời qua tiếng lại do đã uống khá nhiều rượu nên bạn em tôi không làm chủ được bản thân nên đã đánh người thanh niên đó và cầm 500 nghìn. Em tôi chỉ đi cũng không đánh người  và cũng không cầm tiền. Sau khi sự việc diễn ra gia đình người thanh niên đã báo cáo công an và em tôi và các bạn của nó đã bị triệu tập ra công an ngay đêm hôm đó. Hiện tại hồ sơ công an ghi rằng em tôi và các bạn của nó phạm tội cưỡng đoạt tài sản và có lệnh tạm giam 4 tháng. Xin luật sư cho tôi biết hồ sơ công an làm như vậy có đúng không? Thời gian tạm giam như vậy có đúng không? Nếu sau này đưa ra toà thì em tôi có thể hưởng mức án nhẹ nhất là như thế nào? Xin cảm ơn!

    • Như bạn trình bày do em trai của bạn cùng với bạn của em trai bạn đã bị bắt tạm giam để điều tra về tội cưỡng đoạt tài sản. Tùy theo tính chất mức độ của hành vi và sự liên đới trách nhiệm của em trai bạn, mà hình phạt cho từng bị cáo sẽ khác nhau. Theo quy định tại Điều 119 BLTTHS 2003 Thời hạn điều tra:

      1. Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.

      2. Trong trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.
      Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
      a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng;
      b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng;
      c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng;
      d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng
      Đối với tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại Điều 135 BLHS mưc cao nhất khung hình phạt theo quy định tại khoản 4 là từ 12 đến 20 năm, thời hạn tạm giam để điều tra là 4 tháng chưa kể các lần gia hạn điều tra theo quy định. Đối với em trai bạn nếu tính chất mức độ của hành vi cưỡng đoạt tài sản theo đúng bạn trình bày thì chỉ tham gia với vai trò người giúp sức và không chủ mưu nên sẽ nhẹ hơn người trực tiêp thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản. Theo tôi thì lệnh tạm giam của CQĐT như vậy là quá dài, không hợp lý. Gia đình bạn có quyền kiến nghị hoặc nhờ Luât sư bào chữa cho em trai bạn.
    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn