Tổng hợp 04 trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?

Bấm vào đây để xem bản dịch tiếng Anh của bài viết này Click HERE to see the English translation of this article
Ngày hỏi: 04/06/2022

Tổng hợp 04 trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự? Cần phải chứng minh những vấn đề gì trong vụ án hình sự? Trường hợp nào thì cơ quan điều tra có thể nhập các vụ án thành một để tiến hành điều tra? 

    • Tổng hợp 04 trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự?

      Ban biên tập hãy giải đáp giúp tôi thắc mắc sau đây: Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong những trường hợp nào? Hi vong sớm nhận được sự phản hồi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

      Trả lời: Tại Khoản 3 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về những trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự bao gồm:

      - Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

      - Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

      - Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.

      - Theo yêu cầu của Hội đồng xét xử trong trường hợp qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm

      Trên đây là nội dung giải đáp về những trường hợp Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.

      Cần phải chứng minh những vấn đề gì trong vụ án hình sự?

      Tôi đang có thắc mắc và muốn nhờ Ban biên tập giải đáp. Cụ thể, cho tôi hỏi: Trong vụ án hình sự, cần phải chứng minh những vấn đề gì? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

      Trả lời: Theo quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì trong vụ án hình sự, cần phải chứng minh những vấn đề sau đây:

      - Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;

      - Ai là người thực hiện hành vi phạm tội; có lỗi hay không có lỗi, do cố ý hay vô ý; có năng lực trách nhiệm hình sự hay không; mục đích, động cơ phạm tội;

      - Những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo và đặc điểm về nhân thân của bị can, bị cáo;

      - Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra;

      - Nguyên nhân và điều kiện phạm tội;

      - Những tình tiết khác liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt.

      Trên đây là nội dung giải đáp về những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự.

      Trường hợp nào thì cơ quan điều tra có thể nhập các vụ án thành một để tiến hành điều tra?

      Chào Ban tư vấn, tôi tên Hoàng Hiếu là học viên trường trung cấp cảnh sát nhân dân 3, vừa qua tôi có tham gia khóa học về luật hình sự, tại đây tôi cảm thấy khá thú vị, nhưng tôi vẫn chưa được rõ là trường hợp nào thì cơ quan điều tra có thể nhập các vụ án thành một để tiến hành điều tra theo thẩm quyền? Mong các bạn hỗ trợ giúp.

      Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:

      a) Bị can phạm nhiều tội;

      b) Bị can phạm tội nhiều lần;

      c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.

      Như vậy, khi thuộc các trường hợp trên thì điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án.

      Lưu ý: Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.

      Trên đây là nội dung tư vấn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn