Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự

Chưa có bản dịch tiếng Anh của bài viết này, nhấn vào đây để quay về trang chủ tiếng Anh There is no English translation of this article. Click HERE to turn back English Homepage
Ngày hỏi: 11/02/2017

Bạn đọc Nguyễn Thị Lan Nhã, địa chỉ mail lannha_89****@gmail.com thắc mắc: Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự được quy định như thế nào? Và được quy định ở đâu? Tôi không có điều kiện tìm hiểu về nội dung này, nhưng hiện nay gia đình tôi đang có một số vấn đề liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự nên rất mong các anh chị có thể trả lời giùm tôi. Tôi cảm ơn Ngân hàng hỏi đáp pháp luật nhiều. Chúc các anh chị ngày càng phát triển. Trân trọng!

    • Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự được hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành, bao gồm:

      1. Kiểm tra, đôn đốc, thông báo kết quả thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài và ủy thác tư pháp của Việt Nam trong trường hợp giữa Việt Nam và nước ngoài có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự.

      2. Cập nhật điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự có hiệu lực mà Việt Nam là thành viên trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

      3. Cập nhật quy định về yêu cầu ngôn ngữ đối với hồ sơ ủy thác tư pháp, phí, chi phí và các quy định khác có liên quan của nước ngoài đã ký kết điều ước quốc tế với Việt Nam về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và của các nước chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự với Việt Nam trên cơ sở thông tin do Bộ Ngoại giao cung cấp. Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

      4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao trong việc xác định, cập nhật tình hình thực hiện ủy thác tư pháp của nước ngoài cho Việt Nam để làm căn cứ cho cơ quan có thẩm quyền quyết định từ chối áp dụng nguyên tắc có đi có lại. Các thông tin này được đăng trên trang thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.

      5. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Tương trợ tư pháp và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

      Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong hoạt động tương trợ tư pháp về dân sự, được quy định tại Thông tư liên tịch 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.

      Trân trọng!

    Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

    Căn cứ pháp lý của tình huống
    THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI
    Hãy để GOOGLE hỗ trợ bạn